Nan giải xử lý dự án PPP ngưng trệ tại TP.HCM

 
Nan giải xử lý dự án PPP ngưng trệ tại TP.HCM

VTV9.vtv.vn - Đất đai Nhà nước bị bỏ hoang, "biến tướng" gây thất thoát và lãng phí, hay những dự án đội vốn, kéo dài không hồi kết... là những vấn đề nhức nhối về lãng phí tài sản công, khiến người dân ngày càng bức xúc.

Tại TP. HCM, thực trạng này cũng không ngoại lệ, với hàng loạt dự án ngổn ngang, chưa có phương án giải quyết, tiếp tục là "bài toán lớn" đòi hỏi những giải pháp kịp thời và quyết liệt hơn. 

TP. HCM hiện còn 28 dự án PPP dở dang - đây là dự án nan giải nhất.

Đây nhẽ ra không phải là đoạn cuối đường Võ Văn kiệt nhưng vì 2,7 km nối đường này với cao tốc TP. HCM Trung Lương Mỹ Thuận không thi công xong. Do vậy TP. HCM đã chấm dứt hợp đồng BOT.

Dự án này có thời gian thực hiện từ năm 2015 - 2017, với tổng vốn đầu tư 1.557,5 tỷ đồng. Nhưng đã ngưng thi công từ năm 2018. Năm 2023 UBND TP. HCM chỉ đạo chấm dứt hợp đồng BOT này, tuy nhiên, đến nay chưa dứt điểm vì không nhất được chi phí, khối lượng đã triển khai. Đây cũng không phải là nan giải cá biệt, 28 dự án PPP dở dang tại TP. HCM còn có điểm chung là vướng thủ tục pháp lý như thủ tục cấp vốn, xác định giá trị đất đối ứng; tiến độ giải phóng mặt bằng .v.v...

TC24H-2211-15 Đinh thị thanh nga.jpg
Tiến sĩ Đinh Thị Thanh Nga - Trường Đại học Sài Gòn

Tiến sĩ Đinh Thị Thanh Nga, Trường Đại học Sài Gòn: “Khi triển khai luật đầu tư công, không chỉ có luật PPP còn có luật ngân sách, còn có luật chính quyền địa phương, còn có quy định pháp luật về tín dụng liên quan đến hoạt động đầu tư nói chung, nhẽ ra nó phải đồng bộ, thì ta thấy trong PPP hình như là chưa”.

Khi  khung pháp lý trong lĩnh vực đầu tư PPP chưa hoàn thiện, dẫn tới phát sinh, phải xử lý kéo dài. Đẩy qua, đẩy lại không xác định rõ bên nào chịu trách nhiệm. Ví dụ rõ nhất là Dự án BT chống ngập 10.000 tỷ tại TP. HCM, do thủ tục pháp lý, nên giữa chính quyền TP và Bộ ngành, Chính phủ đã trao đổi nhiều công văn, rốt cuộc công trình chống ngập vẫn chưa đi vào hoạt động sau 8 năm triển khai đã gây ra sự lãng phí lớn.

TC24H-2211-15 vu dinh tân.jpg
Ông Vũ Đình Tân - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nam Group

: “Trước đây chính phủ cho Thành phố Nghị quyết 40 để tháo gỡ cho dự án này. Tuy nhiên khi triển khai Thành phố lúng túng, rồi thành lập tổ công tác. Các văn bản Thành phố kiến nghị thì Trung ương đã nói rõ là trách nhiệm và giao quyền cho TP chứ không phải trung ương.”

Luật sư Ngô Quỳnh Anh, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam: “Nghị định 29/2021 nói rằng Chính phủ sẽ xử lý dự án chuyển tiếp trước đây không phải dự án trọng điểm quốc gia, nay tăng vốn là trọng điểm. Nhưng qui trình thủ tục thế nào lại chưa có. Nay thì thành phố trình nhiều văn bản gửi Thủ tướng sau đó Chính phủ có văn bản xuống rồi cứ vòng đi vòng lại 3-4 năm nay thực tế rồi không rõ ai là người chịu trách nhiệm”.

Đầu tư PPP được gọi là đầu tư hợp tác công tư, trong đó vai trò Nhà nước vừa là đối tác, vừa là bên quản lý giám sát, nghiệm thu. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, nếu thiên quá nhiều về vai trò quản lý thì nảy sinh quá nhiều thủ tục pháp lý liên quan, các cơ chế điều chỉnh của nhiều luật, mất đi tính hấp dẫn của hình thức đầu tư này. Giải quyết được dự án PPP dở dang, thì 41 dự án PPP mới mà TP. HCM đang kêu gọi mới thu hút được nhà đầu tư.

 
Share:

Văn bản

banner-canh-tac-thong-minh-1920-x-200-32575349440458910921439.jpg

Văn bản

banner-chyen-dong-da-chieu-64193101774004863044325.jpg

Cùng chuyên mục

 

TP. HCM rộn ràng đón Giáng sinh sớm

Cứ dịp này hàng năm là các tuyến phố chính ở TP.HCM lại ngập tràn sắc màu. Năm nay, diện mạo lễ hội còn đến sớm hơn, khi đa số các địa điểm nổi tiếng ...