Ấn tượng phương Nam: Đặc sản mắm cá không xương

 
Ấn tượng phương Nam: Đặc sản mắm cá không xương

VTV9.vtv.vn - Nếu tìm hiểu về ẩm thực của vùng đất Bạc Liêu, hẳn là nhiều người đã biết ở đây có một hệ thống các món mắm rất đa dạng, mắm nào cũng có vị đặc trưng và rất ngon miệng. Trong đó, đặc sản nổi tiếng không thể thiếu là món.. mắm chua không xương.

Mắm chua không xương Vĩnh Hưng luôn được nhiều người ưa chuộng. Món dân dã này qua bàn tay khéo léo của người làm mắm đã trở thành đặc sản khó quên, níu chân du khách ghé qua.

Mắm chua Vĩnh Hưng còn có tên gọi khác là mắm chua không xương. Theo bà Nguyễn Thị Tiến - người làm mắm chua lâu năm ở Vĩnh Hưng - thì hàm ý của cách gọi này là dù thịt cá còn nguyên con nhưng khi ăn lại rất mềm, cảm giác như cá đã được lọc xương. Đó là nhờ bí quyết riêng trong kĩ thuật làm mắm. Cá để làm mắm chua chủ yếu là cá rô, cá sặc đồng. Sau khi sơ chế, để cá khô ráo rồi ướp gia vị; gồm muối, đường, bột ngọt, thính, tỏi, ớt, riềng. Công đoạn này là quan trọng nhất bởi muối cá đúng liều lượng thì mắm mới thơm ngon.

2610- PNHN-ATPN-4.jpg
Bà Nguyễn Thị Tiến - Xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi , tỉnh Bạc Liêu

Bà Nguyễn Thị Tiến - Xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi , tỉnh Bạc Liêu: “Ngày làm 30, 40kg. Ngày nào cũng làm”.

Thành phẩm mắm chua Vĩnh Hưng đạt chuẩn là khi mở nắp, thịt cá chín, cá vẫn còn nguyên con dù toàn bộ xương đã mềm. Mắm chua thường được ăn kèm với rau thơm, dưa leo, khế chua, chuối chát, khóm, cà tím và thịt ba rọi heo xắt mỏng. Cuốn gọn các loại rau với mắm, thịt ba rọi và thưởng thức để cảm nhận đầy đủ những tầng hương vị chua, cay, mặn, ngọt đan xen, tạo nên dư vị thật khó quên.
Nhờ những người dân chung thủy với nghề mà thương hiệu mắm chua nơi đây vẫn giữ được hương vị đặc trưng. Hiện nay, xã Vĩnh Hưng có khoảng 10 gia đình làm mắm chua để bán ra thị trường. Ngoài sản xuất mắm chua, các cơ sở này còn làm mắm cá lóc mặn truyền thống.

Bà Nguyễn Thị Nho - Xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi , tỉnh Bạc Liêu: “Mắm mặn để được 2 tháng trở lên. Còn cá lóc được 3 tháng mới thơm ngon”.

Ngày nay, mắm chua Vĩnh Hưng không chỉ là món ăn thuần túy trong bữa cơm hằng ngày mà nó còn trở thành món khai vị trong thực đơn của nhà hàng. Hương vị, lợi ích dinh dưỡng, cách chế biến, trình bày món ăn là "combo" hoàn hảo phản ánh sắc nét đời sống bản địa để giữ chân du khách. Ở mỗi điểm đến, người dân có thể kể cho du khách nghe "câu chuyện" phía sau những món ăn của quê hương mình để họ hiểu thêm giá trị của ẩm thực; để mỗi khi đến Bạc Liêu, du khách không chỉ "thưởng thức" mà còn "lưu" vào hành trình trở lại.
 

 

 


 

Share:

Cùng chuyên mục

Thời sự: Toàn cảnh 24h (26/10/2024)

4 sân bay dừng hoạt động để tránh bão Trà Mi - Nhiều tiểu thương cũng chuyển hướng bán hàng TQ - Phó thủ tướng: 'Sẽ yêu cầu Temu kê khai nộp thu ...

 

Alo Doctor (26/10/2024)

Vẫn còn nhiều trẻ mắc sởi tại TP. Hồ Chí Minh - Đồng Tháp: Số ca người lớn mắc sởi tăng - Gắp dị vật trong vùng kín bé 5 tuổi

 

Thời sự: Phương Nam hôm nay (26/10/2024)

Xét xử vụ cháy karaoke An Phú khiến 32 người thiệt mạng - Lâm Đồng: Mật phục bắt giữ nhóm cắt trộm sầu riêng - Liên tiếp phát hiện tê tê đi lạc.

 
 
 

Hôm nay có gì (26/10/2024)

Trải nghiệm piano cùng nghệ sĩ quốc tế - Vở kịch "Con quỷ rối" - Đêm hội Halloween