Ấn tượng phương Nam: Xanh hóa các dòng kênh nhờ sáng kiến máy vớt rác

VTV9.vtv.vn - Rác thải nhựa trên các dòng sông và kênh rạch không chỉ gây ô nhiễm mà còn đe dọa nghiêm trọng đến hệ sinh thái. Đây là vấn đề nhức nhối tại nhiều nơi, đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long, vùng đất với mạng lưới sông ngòi dày đặc.
Trước thực trạng này, một giảng viên tại Đại học Cần Thơ đã sáng chế thiết bị vớt rác hiện đại, không chỉ giảm ô nhiễm mà còn hỗ trợ công nhân môi trường hiệu quả hơn.
WSCA được tạo thành bởi phần vỏ là khung kim loại, và nó có phần phao để thiết bị nổi trên mặt nước. Thiết bị này sẽ vận động cơ để giúp di chuyển trên những bề mặt sông. Nó là một thiết bị thu gom rác ở trên bề mặt nước. Chiếc máy thu gom rác này là sáng chế của anh Huỳnh Ngọc Thái Anh, một giảng viên của Trường Đại học Cần Thơ.

Anh Huỳnh Ngọc Thái Anh - Giảng viên Trường Đại học Cần Thơ: “Mình là một người dân ở đồng bằng sông Cửu Long, nơi mà hiện tại những con sông đang hứng chịu vấn đề ô nhiễm chất thải, trong đó, rác thải nhựa là một vấn đề khá phổ biến. Với mục tiêu giảm lượng rác thải nhựa ở các con sông, mình đã nghiên cứu và chế tạo ra thiết bị vớt rác trên sông”.
Năm 2020, anh Thái Anh cùng một số học trò đã chế tạo chiếc máy thu gom rác đời đầu, đáp ứng WSCA 1.0, với hơn 70% thành phần cấu tạo được làm từ vật liệu tái chế và điều khiển bằng điện thoại thông minh. Chiếc máy này đã đoạt giải nhất cuộc thi Ý tưởng sáng tạo"Vì một đại dương không rác thải nhựa" do UNESCO tổ chức. Tiền thưởng của UNESCO đã được Thái Anh đầu tư tiếp để làm chiếc máy phiên bản thứ hai, với vật liệu chủ yếu bằng inox và thép chống ăn mòn, chạy bằng nguồn năng lượng mặt trời. Hiện chiếc F2 này đang được sử dụng ở sông Hoài, Hội An, nhưng Thái Anh vẫn chưa bằng lòng. Anh tiếp tục nghiên cứu và cải tiến thành chiếc WSCA thế hệ thứ ba, tích hợp công nghệ camera quan trắc, lập trình trí tuệ nhân tạo để tự động nhận dạng rác và phân loại rác theo mục đích tái chế. Đồng thời, thu nhỏ kích thước để phù hợp hơn với thực tế sử dụng. Anh Thái Anh chia sẻ thêm: “Khi đưa vào thực tế ở Đồng bằng sông Cửu Long, lại là những con sông lớn với dòng chảy xiết, cùng với tàu thuyền qua lại và nhiều lục bình trên sông. Với điều kiện phức tạp như vậy, những thiết bị lớn tỏ ra hạn chế khi đi vào những khu vực nhỏ. Đó là lý do mình mong muốn có thể chế tạo thêm một thiết bị có kích thước phù hợp để vừa vận hành, vừa thử nghiệm, vừa nghiên cứu”.
Anh Thái Anh không chắc mình sẽ dừng lại ở phiên bản số mấy, dù trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm gặp không ít khó khăn. Trong điều kiện thực tế, sẽ có rất nhiều điều kiện phát sinh. Bài toán khó nhất để giải quyết ở đồng bằng sông Cửu Long là làm sao những mô hình đó có thể vận động hiệu quả trong điều kiện sông ngòi phức tạp hiện tại. Hy vọng sáng chế này sẽ sớm được nhân rộng để các con sông, con kênh luôn sạch sẽ và xanh trong.
Cùng chuyên mục
Dự báo thời tiết (21/04/2025)
thứ hai, 21/4/2025
Thời sự: Toàn cảnh 24h (21/04/2025)
Tổng Bí thư gặp mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cán bộ lão thành cách mạng, gia đình chính sách tiêu biểu miền Nam; TP. Hồ Chí Minh đề xuất làm đường sắt ...
thứ hai, 21/4/2025
Ấn tượng Phương Nam: Người thổi hồn nhạc cụ từ gỗ dừa
Với người dân Bến Tre, cây dừa không chỉ là thương hiệu địa phương mà còn là niềm tự hào. Dừa mang lại giá trị kinh tế, đời sống cho người dân, và cây ...
thứ hai, 21/4/2025
Thời sự: Phương Nam hôm nay (21/04/2025)
Thủ tướng yêu cầu chi trả lương hưu tháng 5 sớm TP. HCM về đích xóa nhà tạm, nhà dột nát Triển khai dự án chống triều cường, ngăn ngập ven sông Sài Gò ...
thứ hai, 21/4/2025
Alo Doctor (21/04/2025): Bộ Y tế công bố 21 loại thuốc giả
Bộ Y tế vừa phát đi cảnh báo khẩn, yêu cầu toàn ngành y tế và người dân cảnh giác với 21 sản phẩm thuốc giả, trong đó có 4 loại làm giả thuốc-tân-dược ...
thứ hai, 21/4/2025
Arsenal ngăn bước Liverpool vô địch giải ngoại hạng
Các sân cỏ Châu Âu đêm qua cũng được đốt nóng với các trận cầu tâm điểm vòng 33 giải ngoại hạng Anh. Đáng chú ý là 2 cặp đấu Arsenal gặp Ipswich Town ...
thứ hai, 21/4/2025