Bình Thuận mở rộng không gian du lịch hướng về cộng đồng

 
Bình Thuận mở rộng không gian du lịch hướng về cộng đồng

VTV9.vtv.vn - Bình Thuận không chỉ nổi tiếng với những bãi biển đẹp, đồi cát mịn màng, dễ dàng biến đổi mùa mà còn được biết đến bởi không gian du lịch xanh. Điểm đặc biệt, không gian du lịch xanh này đều gắn liền với đời sống, văn hóa tinh thần của người bản địa. Du lịch hướng về cộng đồng cũng chính là sản phẩm tiềm năng mà ngành du lịch tỉnh Bình Thuận chú trọng đầu tư phát triển trong thời gian tới.

Với độ cao hơn chục mét so với dòng suối chảy êm đềm bên dưới, Thác Bà thuộc Khu bảo tồn Thiên nhiên Núi Ông ở huyện Tánh Linh, được nhiều người ví như là kiệt tác của tạo hóa. Hai bên dòng thác là cây rừng tự nhiên hàng trăm năm tuổi. Rừng nguyên sinh đã tạo và giữ được mạch nước ngầm, giúp cho dòng suối này không bao giờ cạn, kể cả mùa khô. Cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ kết hợp với hệ động, thực vật phong phú đã cuốn hút du khách.



Bà Trần Thị Thanh Thảo, Thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận: “Được ngắm suối nước chảy róc rách rất là trong, có cá bơi lội nữa nên em rất là thích. Rồi giữa khung cảnh mát mẻ này được thưởng thức những đặc sản của núi rừng thì cảm giác rất là thú vị, cảm giác rất là chill so với ở thành phố.”

Nhiều năm trước, ông Nguyện ở thành phố Phan Thiết đã nhận ra tiềm năng du lịch ở Thác Bà và đề xuất bảo tồn, phát triển. Nhiều người dân địa phương cũng tham gia giữ rừng và hưởng lợi từ khai thác hoạt động du lịch dưới tán rừng. Điều này cũng lý giải vì sao nhiều cánh rừng gần dân cư bị tàn phá để làm nương rẫy, nhưng khu vực Thác Bà vẫn còn nhiều cây gỗ quý như kiềng kiềng, sao, lim... Tuy nhiên, nếu chỉ khám phá vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng thì chưa đủ mà cần kết hợp với nhiều không gian khác để thu hút du khách.

TC24H-1812-39 công nguyện.jpg
Ông Văn Công Nguyện - Giám đốc Khu du lịch Thác Bà, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận

Ông Văn Công Nguyện, Giám đốc Khu du lịch Thác Bà, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận: “Lợi thế về bờ biển như Mũi Né, Tiến Thành, Kê Gà và các không gian khác như Bàu Trắng, Tà Cú, đảo Phú Quý khu Bảo tồn Thiên nhiên Núi Ông, khu du lịch sinh thái Thác Bà.Cái đó là tiềm năng lớn của Bình Thuận”

Bên cạnh khai thác du lịch từ lợi thế thiên nhiên, Bình Thuận còn chú trọng đến bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số. Liên hoan dân ca, dân vũ, dân nhạc và trình diễn trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số do Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức với quy mô cấp tỉnh mới đây, chính là cách quảng bá, lan tỏa các giá trị văn hóa tốt đẹp trong cộng đồng.

TC24H-1812-39 bùi thế nhân.jpg
Ông Bùi Thế Nhân - Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận

Ông Bùi Thế Nhân, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận: “Chúng tôi gắn kết các tour lên rừng xuống biển, gắn kết các hoạt động của bà con dân tộc ở trên miền núi, rất là đặc sắc gắn với bà con vạn chài ở vùng biển rất là phong phú, chúng tôi sẽ gắn kết các tour như thế, sản phẩm như thế để mà tổ chức cho du lịch Bình Thuận nó cân bằng đầy đủ các tiềm năng hơn”

Chủ trương phát triển du lịch của tỉnh Bình Thuận là mở rộng không gian điểm đến và đa dạng sản phẩm gắn với cộng đồng. Trong năm 2024, tỉnh Bình Thuận đón hơn 9 triệu lượt khách, tăng hơn 15% so với năm 2023 đã phần nào cho thấy định hướng phát triển du lịch hướng về cộng đồng đã và đang phát huy hiệu quả.
 

 


 

Share:

Cùng chuyên mục

 
 
 
 

Ninh Thuận: Không chỉ tinh giản "cơ học"

Tại Ninh Thuận, có gần 200 trường hợp xin nghỉ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sắp xếp bộ máy. Tỉnh Ninh Thuận xác định việc sắp xếp, tinh gọn bộ ...