Alo Doctor (11/02/2025): Chủ động phát hiện và phòng ngừa cúm mùa
![Alo Doctor (11/02/2025): Chủ động phát hiện và phòng ngừa cúm mùa Alo Doctor (11/02/2025): Chủ động phát hiện và phòng ngừa cúm mùa](https://cdn-images.vtv.vn/thumb_w/1200/66349b6076cb4dee98746cf1/2025/02/11/1102-pnhn-a-43315924169207018512151.jpg)
VTV9.vtv.vn - Không hoang mang nhưng cũng tuyệt đối không chủ quan, lơ là trong phòng ngừa và điều trị cúm mùa. Cần theo dõi sát diễn biến lâm sàng để phát hiện sớm và xử trí kịp thời các biến chứng nguy hiểm. Đây là khuyến cáo của các bác sĩ trước tình trạng số ca mắc cúm gia tăng.
Mặc dù là bệnh lành tính có thể tự khỏi trong vòng 3-7 ngày nhưng lưu ý với những bệnh nhi, người có bệnh nền, người cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy giảm cần đặc biệt cẩn trọng khi nhiễm cúm. Khi xuất hiện các triệu chứng cấp tính nghi ngờ nhiễm cúm, cần đến cơ sở y tế để thăm khám, và can thiệp phù hợp. Đặc biệt, không tự ý mua và sử dụng thuốc kháng virus Tamiflu khi chưa có chỉ định của bác sỹ.
Bộ y tế yêu cầu có đủ thuốc điều trị cúm
Các địa phương đảm bảo có đủ thuốc điều trị cúm. Thuốc phân phối hợp lý, tránh tình trạng đầu cơ, tăng giá bất hợp lý. Yêu cầu của Cục Quản lý dược (Bộ Y tế).
Các bệnh viện trực thuộc Bộ cần chủ động lập kế hoạch dự trữ và mua sắm thuốc điều trị cúm, đặc biệt là các thuốc kháng virus, đảm bảo sẵn sàng và cung ứng kịp thời thuốc điều trị. Đặc biệt là sử dụng thuốc hợp lý, tránh lạm dụng thuốc kháng virus để hạn chế nguy cơ kháng thuốc.
Các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc tăng cường nguồn cung, cung ứng đủ thuốc khi nhận đơn đặt hàng của các cơ sở khám, chữa bệnh.
Thuốc điều trị bệnh bạch cầu
Một thông tin tích cực với những người mắc bệnh bạch cầu. Một loại thuốc mới điều trị bệnh bạch cầu hiếm gặp vừa được một nhóm nghiên cứu từ Đại học Hong Kong (Trung Quốc) phát triển. Các nhà nghiên cứu cho biết tỷ lệ sống sót của bệnh nhân là 97% nếu sử dụng thuốc này.
Thuốc mới có thành phần là asen trioxide. Sản phẩm đã được các cơ quan quản lý dược phẩm của Mỹ và châu Âu chấp thuận. Tính đến nay, khoảng 430 bệnh nhân đã được điều trị bằng loại thuốc này. Hiện những người mắc bệnh bạch cầu thường phải điều trị bằng phương pháp hóa trị. Ngoài việc tốn kém, phương pháp điều trị này thường gây ra tác dụng phụ lâu dài. Trong khi với thuốc uống, tác dụng phụ tiêu cực lên tim là thấp hơn đáng kể.
Cùng chuyên mục
Dự báo thời tiết tối (11/02/2025)
thứ ba, 11/2/2025
Thời sự: Toàn cảnh 24h (11/02/2025)
Ninh Thuận gia tăng bệnh nhân cúm mùa; Trung Quốc trình làng robot 4 chân nhanh nhất thế giới
thứ ba, 11/2/2025
Ấn tượng phương Nam: Làng gốm đỏ Mang Thít
Mang Thít từng là cái nôi sản xuất gạch ngói lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, được mệnh danh là vương quốc lò gạch với hàng ngàn miệng lò vào ...
thứ ba, 11/2/2025
Alo V9 (11/02/2025): Ninh Thuận kiến nghị mở rộng điểm mở dải phân cách
Cuối tháng 12/2024, Đường dây nóng Alo V9 từng phản ánh về tình trạng xe tải chạy lùi trên Quốc lộ 1 đoạn phía Bắc trạm thu phí Cà Ná, huyện Thuận Nam ...
thứ ba, 11/2/2025
Thời sự: Phương Nam hôm nay (11/02/2025)
Nam shipper bị người đi xe sang Lexus hành hung tới tấp - Tài xế xe ô tô không vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe cấp cứu - Kết quả xác minh vụ Cảnh s ...
thứ ba, 11/2/2025
Thời sự: Sáng phương Nam (11/02/2025)
Thay đổi cách kiểm tra, đánh giá để hạn chế học thêm - Thuốc Tamiflu vẫn đủ nguồn cung, không khan hiếm - Ba ngày tới, Thành phố Hồ Chí Minh, Nam Bộ ...
thứ ba, 11/2/2025