Đi học nhờ sau sạt lở

 
Đi học nhờ sau sạt lở

VTV9.vtv.vn - Hình ảnh đẹp trong câu chuyện học đường vẫn đang ngày ngày được lan tỏa. Sau đợt mưa lũ, sạt lở đất vừa qua, tỉnh Cao Bằng có 44 trường học, cơ sở giáo dục bị ảnh hưởng. Nhiều điểm trường vẫn trong tình trạng rất nguy hiểm không thể tiếp tục dạy học, khiến thầy và trò phải dựng lán học tạm, hoặc phải đi học nhờ ở các điểm trường khác.

Việc tiếp cận con chữ của các em học sinh vẫn gặp nhiều trở ngại, khi hầu hết các điểm trường mà các em theo học chủ yếu tập trung ở hai huyện Nguyên Bình và Bảo Lạc - Đây lại là những khu vực chịu thiệt hại nặng nề nhất tại tỉnh Cao Bằng. Ghi nhận từ phóng viên VTV.

Mái hiên nhà kho trường mầm non, thành nơi học tập của 1 lớp trường tiểu học Ca Thành. Nắng gắt, chiếu thẳng vào lớp, các con phải di chuyển liên tục để tránh nắng. Nếu trời mưa thì cô trò chưa biết thế nào.

2909-PNHN-.Phụ huynh chung tay đóng góp cho trường-MA THI LIEU.jpg
Cô giáo Mã Thị Liễu - Trường Tiểu học Ca Thành, huyện Nguyên Bình, Cao Bằng

Cô giáo Mã Thị Liễu - Trường Tiểu học Ca Thành, huyện Nguyên Bình, Cao Bằng: “Giờ các em mầm non ăn, các em mới ra trường lại khóc, bên này thì không chú ý vào bài. Học tạm thế này thì chất lượng không đảm bảo, tiếng ồn từ mọi phía”.

2909-PNHN-.Phụ huynh chung tay đóng góp cho trường-5.jpg

Khu vực sân được quây bạt tạm, có thêm 2 lớp học. Trường chính cách đó 300m. Xuất hiện những vết nứt kéo dài phía sau trường, một phần sân trường cũng bị sạt lở. Cả mảng đồi có nguy cơ sập xuống bất cứ lúc nào. 94 học sinh, 5 lớp học được di chuyển khẩn cấp tới đây.

2 Lớp học cách nhau 1 tấm bạt, giáo viên dạy bên này, bên kia nghe thấy, giáo viên dạy bên kia bên này nghe thấy. Giáo dục vùng khó có lẽ giáo viên và học sinh đã quen dần với những khó khăn. Nhưng điều mà các giáo viên lo nhất là chất lượng học tập về lâu dài. Nặng nề hơn cả là các trường học tại huyện Bảo Lạc. 10 trường bị sạt lở, 6 trường di dời khẩn cấp. Điểm trường mầm non Nà Viềng đã rời đi. Trường tiểu học vẫn buộc phải ở đây vì chưa có chỗ chuyển và nhìn từ trên cao thì trường mầm non nguy cấp hơn. Đất đá từ trên đồi đổ sát các ô cửa sổ lớp học.

2909-PNHN-- CO TOAN THI LUYEN.jpg
Cô giáo Toán Thị Luyện - Điểm Trường Nà Viềng

Cô giáo Toán Thị Luyện - Điểm Trường Nà Viềng, Trường Mầm non và Tiểu học Thượng Hà, huyện Bảo Lạc, Cao Bằng: “Lo lắm, vừa dạy vừa lo, buổi trưa các con ngủ cô không dám ngủ vì lo, không yên tâm, sợ lở nhiều quá nhà trường không xoay sở được. Lo sợ, không yên tâm, lúc nào cũng lo các con”.

Toàn tỉnh Cao Bằng, sau gần 2 tuần, việc dạy học mới bắt đầu lại trên toàn bộ các điểm trường. 
Việc tìm địa điểm để di dời những lớp học có nguy cơ sạt lở được khẩn trương thực hiện. Việc dồn các điểm trường khó thực hiện do số học sinh quá lớn. Nên đa số các trường cố gắng tìm các vị trí phù hợp để học tạm. 

Bà Nguyễn Ngọc Thư - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng: “Trường lớp học rất mong muốn được nâng cấp. Làm thế nào để cảnh báo, dự báo để có thể đưa các trường vào các vị trí an toàn. Không thể kéo dài mãi. Trước 31.12 đảm bảo nhà cho dân thì trường học cũng phải khẩn trương”.

2909-PNHN-.Phụ huynh chung tay đóng góp cho trường-7.jpg
Các em nhỏ phải đi học từ sáng sớm.

2 Lớp mầm non tạm được chuyển tới học cùng 1 điểm trường khác. Nhiều em phải đi học xa hơn. Những em nhỏ này phải đi gần 7km. Từ 6h sáng nhưng lúc này là gần 9h sáng, các em mới tới được trường.

 

 

 


 

Share:

Cùng chuyên mục

Nga: Bảo tồn các làng nghề truyền thống

Cấm vận, biến động thị trường, khách du lịch giảm, doanh số bán hàng giảm và số lượng thợ thủ công cũng giảm - các làng nghề thủ công truyền thống ở n ...

 
 

Hiểu đúng về xã hội hóa trong giáo dục

Mới đây, một hiệu trường tại Hòa Bình vừa bị khởi tố vì tội lạm thu. Lạm thu cũng là cụm từ được nhắc đến nhiều nhất mỗi khi bắt đầu năm học mới và lu ...