Doanh nghiệp chật vật đấu tranh với thông tin giả

 
Doanh nghiệp chật vật đấu tranh với thông tin giả
Thương hiệu nhựa nổi tiếng này đã trải qua gần 3 năm kiện tụng vì bị nhái thương hiệu, nhưng sự việc vẫn chưa kết thúc.

VTV9.vtv.vn - Tại Việt Nam, một hình thức "giả" khác cũng đang khiến nhiều doanh nghiệp điêu đứng - không đến từ công nghệ cao, mà đến từ chính mạng xã hội và những kẽ hở trong hành lang pháp lý. Từ bao bì, nhãn mác bị làm nhái, đến thông tin giả mạo lan truyền chóng mặt trên TikTok, Facebook… không ít doanh nghiệp đã bị tổn hại nặng nề về uy tín và doanh thu.

Cuộc chiến chống thông tin giả và xâm phạm sở hữu trí tuệ đang ngày càng khốc liệt. Khi pháp luật còn nhiều khoảng trống, chế tài chưa đủ sức răn đe, thì doanh nghiệp chân chính phải gồng mình - vừa sản xuất, vừa tự bảo vệ mình trước những đòn tấn công vô hình, nhưng đầy tổn thất này. 

Ròng rã suốt 3 năm theo đuổi vụ kiện tụng, doanh nghiệp nhựa này vẫn chưa thể chấm dứt tình trạng bị nhái thương hiệu. Bao bì, logo, tên gọi… bị sao chép gần như tuyệt đối khiến người tiêu dùng khó phân biệt thật, giả. Doanh nghiệp này cho biết, nguyên nhân là khoảng trống của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam khi vận hành theo nguyên tắc "nộp đơn trước được quyền trước" cũng như phải đối mặt với cuộc chiến pháp lý tốn kém và mệt mỏi.  

pnhn-1307-3 anh tú.jpg
Ông Trương Anh Tú - Chủ tịch TAT Law Firm - Đại diện pháp lý Công ty CP Nhựa Bình Minh

Ông Trương Anh Tú, Chủ tịch TAT Law Firm - Đại diện pháp lý Công ty CP Nhựa Bình Minh nói: “Ưu tiên hồ sơ đến trước mà không xét xem các doanh nghiệp đó có sản xuất hay không, hai là chúng ta đăng ký mà bước đầu chỉ kiểm soát trên hồ sơ mà chưa kiểm tra nội hàm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dẫn đến doanh nghiệp đăng ký mà không sản xuất, đăng ký chặn đầu, một số doanh nghiệp na ná.”

Hay như thông tin giả được phát tán tràn lan qua mạng xã hội như Facebook, TikTok… thông qua các video cắt ghép, thiếu kiểm chứng. Mục đích là câu view, câu like nhưng hậu quả là doanh nghiệp bị hiểu lầm, giảm doanh số và đánh mất thị phần.

Ông Võ Quang Phúc, Tổng Giám đốc Công ty CP Phát triển thương mại Mekong Việt Nam cho biết: “Một số đơn vị như TikTok, Zalo, Facebook bị lợi dụng đưa ra thông tin sản phẩm này bị thu hồi nhưng không có lý do, thì người dân xem được thì chỉ nghĩ do giả, kém chất lượng chứ không biết được sản phẩm đó thu hồi là do thực hiện theo chủ trương Nhà Nước để đem lại quyền lợi tốt nhất cho khách hàng”.

Tại tọa đàm "Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái và thông tin giả gây hại cho doanh nghiệp" do báo Pháp luật vừa mới tổ chức, nhiều chuyên gia chia sẻ, cuộc chiến này cần sự chung tay từ ba phía: Nhà nước ban hành chính sách, doanh nghiệp bảo vệ sản phẩm của mình và người tiêu dùng tích cực phản ánh.

pnhn-1307-3 phạm công hùng.jpg
Luật sư Phạm Công Hùng - Nguyên thẩm phán TAND Tối cao

Luật sư Phạm Công Hùng, Nguyên thẩm phán TAND Tối cao: “Có một bộ phận riêng để tiếp nhận ngay thông tin phản ánh, xử lý sớm và nhanh các phản ánh này, minh bạch và công tâm để người tố cáo thấy mình được bảo vệ”. 

Bộ Công Thương cũng đã kiến nghị hoàn thiện hành lang pháp lý theo hướng tăng nặng mức xử phạt, hình sự hóa hành vi tiếp tay quảng cáo sản phẩm giả. Đặc biệt, ràng buộc trách nhiệm pháp lý các sàn thương mại điện tử và mạng xã hội. Đề xuất xây dựng cơ chế "giám định nhanh" và tăng cường hợp tác quốc tế với các nền tảng xuyên biên giới để có thể cùng chung tay xử lý triệt để.

 
Share:

Cùng chuyên mục

 
 

Gama – Dục tốc bất bại

Dục tốc bất bại là chương trình giải trí thực tế về đua xe go-kart đầu tiên tại Việt Nam, được sản xuất độc quyền bởi đội ngũ Việt Nam. Không chỉ là m ...