Đồng bào Chăm tiếp cận canh tác lúa thông minh

 
Đồng bào Chăm tiếp cận canh tác lúa thông minh

VTV9.vtv.vn - Với chủ trương đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa đồng bộ, sử dụng máy móc thiết bị công nghệ và canh tác lúa thông minh, ngành nông nghiệp tỉnh Bình Thuận vừa triển khai mô hình canh tác lúa mới, giảm phát thải khí nhà kính cho bà con vùng đồng bào Chăm. Đây cũng là địa phương có thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Bình Thuận.

Cánh đồng lúa của ông Lư Quang Phóng là một trong 3,4 hecta tại xã Phan Hòa áp dụng lối canh tác mới trong vụ mùa năm nay. Đây cũng là diện tích đầu tiên trên địa bàn tỉnh Bình Thuận áp dụng giống lúa mới chất lượng cao, kết hợp thực hiện mô hình sản xuất lúa thông minh giảm phát thải khí nhà kính.

TC24h-2510-15 Lư Quang Phóng.jpg
Ông Lư Quang Phóng - Xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận

Ông Lư Quang Phóng, Xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận: “Hồi đó mình rải 1 sào 30kg nên mình gieo công phu, mệt. Giờ chuyển sang làm cách này thấy cây lúa cho năng suất”.

Trước đó, 11 hộ đồng bào Chăm đã được hướng dẫn cách thức sạ lúa bằng máy phun hạt và phun thuốc bằng máy bay không người lái. So với cách sạ lúa thủ công thì phương pháp này giúp giảm lượng giống gieo sạ, tiết kiệm nước, giảm lượng phân thuốc, từ đó tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng lúa.

TC24h-2510-15 Thổ Tiến Dô.jpg
Ông Thổ Tiến Dô - Hội Nông dân xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận

Ông Thổ Tiến Dô, Hội Nông dân xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận: “Bà con vùng đồng bào Chăm tích cực tham gia cải tiến áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nông nghiệp. Bà con tham gia dự án canh tác theo hướng ít tốn công, tốn phân, tốn nước và hướng hữu cơ sạch”.

Hướng đến sản xuất xanh, bền vững; thực hiện vùng lúa chất lượng cao theo chuẩn Vietgap, ngành khuyến nông tỉnh Bình Thuận cũng đang áp dụng quy trình tưới ngập khô xen kẽ trên nhiều cánh đồng, tạo điều kiện để bà con nông dân tham gia thị trường tín chỉ các bon trong tương lai.

TC24h-2510-15 Phạm Thế Sơn.jpg
Ông Phạm Thế Sơn - Công ty Cổ phần Net Zero Carbon

Ông Phạm Thế Sơn, Công ty Cổ phần Net Zero Carbon: “Vừa giảm lượng nước tưới thì sẽ giảm được lượng khí nhà kính, giảm từ 3-4 tấn/hecta. Sau khi có báo cáo giảm phát thải carbon, chúng tôi căn cứ trên báo cáo đó để chi trả cho nông dân”

Những ống đo mực nước ruộng tưới như thế này tiếp tục được hướng dẫn lắp đặt trên các cánh đồng. Thông qua mô hình, bà con từng bước thay đổi lối canh tác tiết kiệm nước tưới nhưng vẫn đảm bảo năng suất, tiến tới mở rộng diện tích canh tác lúa thông minh trong vùng đồng bào Chăm Bình Thuận.

 
Share:

Cùng chuyên mục

 

TP. HCM rộn ràng đón Giáng sinh sớm

Cứ dịp này hàng năm là các tuyến phố chính ở TP.HCM lại ngập tràn sắc màu. Năm nay, diện mạo lễ hội còn đến sớm hơn, khi đa số các địa điểm nổi tiếng ...