Giá điện tăng, doanh nghiệp xoay xở tìm cách ứng phó

VTV9.vtv.vn - Giá điện tăng thêm 4,8% từ ngày 10/5 vừa qua, nối tiếp đợt tăng giá hồi giữa năm ngoái. Trong bối cảnh chi phí sản xuất ngày càng leo thang, động thái này tiếp tục đặt ra thách thức cho doanh nghiệp, đặc biệt là các ngành sử dụng điện năng lớn. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cũng đang chủ động xoay xở để thích nghi, từng bước giảm phụ thuộc vào nguồn điện truyền thống.
Với doanh nghiệp sản xuất, chi phí điện chiếm tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu giá thành. Giá điện tăng, biên lợi nhuận lập tức bị thu hẹp, khả năng cạnh tranh theo đó cũng suy giảm.
Tại công ty cơ khí này, điện chiếm 10-15% tổng chi phí sản xuất. Sức ép đang ngày càng lớn, nhất là khi giá bán sản phẩm không thể tăng theo.
Ông Đỗ Phước Tống - Chủ tịch HĐTV Công ty Cơ khí Duy Khanh: “Giá bán với khách hàng hiện nay không những không được tăng mà theo chính sách của nhà mua hàng là doanh nghiệp phải giảm. Trong khi đó chi phí, đặc biệt là chi phí lương bổng, chi phí cho người lao động, chi phí cho máy móc thiết bị đầu tư rất là nhiều, đều tăng hết thì bây giờ thêm chi phí giá điện tăng nữa làm cho chi phí những cái cộng dồn nó đẩy lên thế cho nên cái việc mà kinh doanh của doanh nghiệp là vô cùng khó khăn”.
Để thích nghi, nhiều doanh nghiệp đã và đang chuyển đổi mô hình sản xuất. Chuyển đổi xanh, đầu tư vào các nguồn điện thay thế như điện mặt trời đang là xu hướng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhằm duy trì hiệu quả hoạt động.
Ông Trần Như Tùng - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dệt may Thành Công: “Chúng tôi cũng đã sử dụng những điện năng lượng mặt trời, điện áp mái để mà giảm bớt chi phí tiêu thụ điện năng. Bên cạnh đó thì chúng tôi cũng thay đổi công nghệ, thay đổi máy móc, đầu tư thêm máy móc mới thì cái việc tiêu thụ điện năng nó sẽ giảm đi”.
Theo các chuyên gia, việc tăng giá điện là cần thiết để đảm bảo cân đối tài chính ngành điện. Tuy nhiên, điều này cũng kéo theo nguy cơ lạm phát, nếu doanh nghiệp không kịp thời điều chỉnh mô hình hoạt động và tìm kiếm giải pháp năng lượng thay thế.
PGS.TS Nguyễn Hữu Huân - Giảng viên cao cấp ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh: “Các doanh nghiệp họ cũng sẽ phải xây dựng những hệ thống điện trời để mà có thể tiết kiệm được phần nào chi phí điện, đặc biệt là những doanh nghiệp mà họ tiêu thụ điện năng lớn. Chúng ta thấy được rằng là việc mà tăng giá điện thì chắc chắn là nó sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến lạm phát của chúng ta trong cái thời gian tới”.
Giá điện tăng là áp lực, nhưng cũng là động lực để doanh nghiệp đẩy nhanh chuyển đổi xanh, đổi mới công nghệ và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. Thích nghi linh hoạt sẽ là chìa khóa giúp doanh nghiệp giữ vững sức cạnh tranh trong giai đoạn nhiều biến động hiện nay.
Cùng chuyên mục
Công an TP. Hồ Chí Minh cảnh báo về thủ đoạn cướp tiệm vàng
Hai đối tượng từ Thanh Hóa mang theo búa, đi xe máy, đột nhập tiệm vàng nhưng bị chủ tiệm chống trả quyết liệt nên bỏ chạy. Công an TP. Hồ Chí Minh đã ...
thứ sáu, 16/5/2025
Không hình sự hoá quan hệ kinh tế dân sự
Nghị quyết 68 đang mở ra nhiều cơ chế đột phá với doanh nghiệp tư nhân, trong đó có quy định về việc "không hình sự hóa" các quan hệ kinh tế dân sự, ư ...
thứ sáu, 16/5/2025
Sẵn sàng phục hồi rừng Cần Giờ sau sự cố va chạm tàu
Sau gần ba tuần xảy ra vụ va chạm giữa hai tàu chở hàng mang quốc tịch Hồng Kông và Panama trên sông Lòng Tàu, huyện Cần Giờ, TP. HCM, sáng nay 16/5, ...
thứ sáu, 16/5/2025
Phú Quốc: Xe rùa rơi từ tầng 4 khiến 1 thợ hồ tử vong
Sáng nay 16/5, tại một công trình nhà ở 5 tầng, trên đường Nguyễn Trung Trực, phường Dương Đông, Thành phố Phú Quốc, xảy ra một vụ tai nạn lao động kh ...
thứ sáu, 16/5/2025
Khoảnh khắc vòi rồng hút nước cao gần 100m xuất hiện ở Trà Vinh
Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Trà Vinh xác nhận, chiều 15/5 đã xuất hiện hiện tượng vòi rồng lớn tại khu vực Bến Bạ, huyện Trà Cú. Vòi rồng quay mạnh, d ...
thứ sáu, 16/5/2025
Chạy xe tuỳ tiện, thiệt mình hại người
Có một thói quen phổ biến nhưng lại rất nguy hiểm khi tham gia giao thông, đó là di chuyển tùy tiện - "thấy chỗ trống là chen" - bất chấp quy tắc giao ...
thứ sáu, 16/5/2025