Gia tăng bệnh suy tĩnh mạch ở nhân viên văn phòng

 
Gia tăng bệnh suy tĩnh mạch ở nhân viên văn phòng

VTV9.vtv.vn - Đối với những người làm việc đứng lâu 1 chổ, hoặc ít vận động sẽ dễ mắc bệnh lí suy tĩnh mạch đặc biệt là ở nữ giới. Bệnh lí này có có triệu chứng khởi phát mờ nhạt, nhiều người ít nhận ra và chủ quan, tuy nhiên lại gây nên những biến chứng ảnh nhiều đến sức khỏe.

Chân nổi tĩnh mạch kèm đau chân, nặng chân, cảm giác mang giày dép chật hơn bình thường là triệu chứng thường gặp của nhiều người, đặt biệt là ở nhân viên văn phòng. Theo bác sĩ, đây chính là dấu hiệu của bệnh lí suy tĩnh mạch.

2211- SPN -.NGUYEN VAN TAO-2211- SPN -.BENH SUY TINH MAT.jpg
Bác sĩ CKII Nguyễn Văn Tạo - Trưởng khoa Nội tim mạch, Bệnh viện An Bình, TP. Hồ Chí Minh

Bác sĩ CKII Nguyễn Văn Tạo - Trưởng khoa Nội tim mạch, Bệnh viện An Bình, TP. Hồ Chí Minh: “Khi mình ngồi 1 chổ ít vận động, máu xuống theo trọng lực, khi máu về sẽ khó hơn, lâu ngày nó sẽ bị hư cái hệ thông tĩnh mạch, lâu ngày nó sẽ có triệu chứng là bị suy tĩnh mạch nhiều hơn. Những triệu chứng phù sẽ biểu hiện tăng về chiều, tức là mới ban đầu mình ngủ sáng sẽ bớt, do tư thế nằm nghiêng, máu ở chân về tim dễ dàng hơn, nên giảm phù. qua ngày hôm sau, đi làm trong môi trường ít vận động hay đứng lâu, thì triệu chứng phù sẽ tăng lên”.

Theo thống kê của các chuyên gia tại các bệnh viện lớn trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân xuất hiện ở nữ giới chiếm đến 70% trong tổng số người mắc bệnh, do yếu tố nội tiết tố, hệ thống cơ của nữ, mang giày cao gót, mặc đồ ôm sát, yếu tố mang thai. Bác sĩ Tạo cho biết thêm: “Suy tĩnh mạch có 7 cấp độ, cấp độ đầu phát hiện qua siêu âm, hơi nặng chân, thứ 2 có những suy giãn tĩnh mạch nhưng nó nhỏ hơn 3mm, tiếp là những mạch máu , tĩnh mạch to hơn 3mm, tới cấp độ tiếp theo nữa là triệu chứng phù, tiếp theo có những triệu chứng tê bì chuột rút kèm nặng chân, nổi tĩnh mạch ngoằn nghèo tới cấp độ nữa là loét da, nữa là hoại tử”.

7 cấp độ của suy tĩnh mạch
1. Dấu hiệu mờ nhạt, hơi nặng chân
2. Xuất hiện tĩnh mạch nhỏ hơn 3mm
3. Xuất hiện tĩnh mạch to hơn 3mm
4. Phù chân
5. Tê bì, chuột rút kèm nặng chân, tĩnh mạch nổi ngoằn nghèo
6. Loét da
7. Hoại tử

Theo bác sĩ, để phòng ngừa bệnh suy tĩnh mạch, cần
- Không đi đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu,
- Khi nằm nghỉ, ngủ nên kê chân cao bằng một chiếc gối mềm.
- Đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày
- Hạn chế đi giày cao gót, mặc quần bó sát
- Bổ sungnhiều chất xơ, vitamin và uống nhiều nước.

 

 

 

 


 

Share:

Cùng chuyên mục