Liên kết xuất khẩu cây giống - hướng đi mới ở vùng hoa Đà Lạt

VTV9.vtv.vn - Nhân sự kiện Festival Hoa Đà Lạt, các chuyên gia trong và ngoài nước đã có mặt ở vùng hoa Đà Lạt để tìm hướng đẩy mạnh xuất khẩu cây giống - lĩnh vực được đánh giá còn nhiều dư địa ở những địa phương như Lâm Đồng. Vấn đề đặt ra hiện nay là các giải pháp khai thác tốt lợi thế, có những đầu tư phù hợp, nhất là xây dựng các mối liên kết.
Những cây giống này sẽ có mặt ở Hà Lan và Mỹ… Tất nhiên, để xuất khẩu cây giống sang các nước, tiêu chuẩn chất lượng là yêu cầu hàng đầu. Cũng vì vậy, hơn 10 năm trước, khi khởi nghiệp sản xuất cây giống theo phương pháp nuôi cấy mô để xuất khẩu, doanh nghiệp này đã đầu tư đúng mức về công nghệ, hoàn thiện quy trình sản xuất mà mọi khâu đều có sự kiểm soát tối đa các mối nguy gây hại cây trồng. Nhờ vậy, đến năm nay, doanh nghiệp đã xuất khẩu được 12 triệu cây giống.

Ông Hồ Anh Dũng - Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ sinh học F1, tỉnh Lâm Đồng: “Ngành nuôi cấy mô Lâm Đồng đủ sức cạnh tranh với các nước trên thế giới, không thua kém các nước về công nghệ sinh học. Ngành nuôi cấy mô là ngành đầu tiên của chuỗi sản xuất vì tạo ra cây giống, nó bổ sung hai yếu tố vừa xuất khẩu, vừa nâng cao năng lực nông nghiệp nội địa”.
Hiện tại, có 6 doanh nghiệp sản xuất cây giống nuôi cấy mô ở Lâm Đồng đã cùng nhau liên kết. Một mặt chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ công nghệ sản xuất cây giống, mặt khác tổ chức kết nối với các đối tác ở các nước . Kết quả mang lại của nhóm liên kết là tăng lượng cây giống xuất khẩu lên 35 triệu cây trong năm nay, thu về từ 7-8 triệu đô la Mỹ, giải quyết việc làm hơn 800 lao động. Trong thực tế, khả năng xuất khẩu cây giống của Lâm Đồng còn có thể tăng hơn nữa, nếu như ngành sản xuất cây giống nuôi cấy mô có hướng đi đúng.
Ông Phan Đình Lân - Công ty Cố vấn nuôi cấy mô, Cộng hòa Pháp: “Tốt nhất các phòng nuôi cấy mô nên tập trung lại thành 1 khối, tạo ra đại diện thương mại. Đại diện này phải đi ra nước ngoài, lấy đơn hàng về rồi tổ chức sản xuất”.

Ông Lại Thế Hưng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Hoa Đà Lạt: “Cần quy hoạch khu vực sản xuất cấy mô mang tính quốc tế, từ đó mới đủ cơ sở hạ tầng. Chúng tôi nghĩ trong tương lai sẽ đề xuất chính sách giúp Lâm Đồng có bước đột phá về nuôi cấy mô”.
Sau đại dịch Covid-19, thị trường hoa toàn cầu có sự giảm sút về sức tiêu thụ. Ở vùng hoa Đà Lạt, việc đầu tư sản xuất cây giống nuôi cấy mô dựa trên lợi thế nông nghiệp công nghệ cao cũng là hướng phân công lại sản xuất cho ngành hoa. Quan trọng hơn, Đà Lạt từng bước khẳng định là trung tâm sản xuất cây giống nuôi cấy mô hàng đầu của cá nước, đẩy mạnh xuất khẩu, khai thác cơ hội trên thị trường cây giống toàn cầu đang còn nhiều dư địa.
Cùng chuyên mục
Năng kim, lúa ma trở lại: Tràm chim phục hồi sinh thái đặc trưng
Là một trong những khu bảo tồn đất ngập nước quan trọng nhất Việt Nam, Vườn quốc gia Tràm Chim, Đồng Tháp hiện đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp p ...
chủ nhật, 6/7/2025
TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường nội địa
Việc mở rộng địa giới đang tạo thêm dư địa phát triển mới cho TP. Hồ Chí Minh – cả về vùng nguyên liệu lẫn sức mua nội địa. Trong bối cảnh xuất khẩu g ...
chủ nhật, 6/7/2025
Sớm liên thông, tinh giản thủ tục hành chính cho người dân
Một trong những trọng tâm được Trung ương chỉ đạo trong năm nay là các địa phương phải sớm thực hiện được thủ tục hành chính phi địa giới, nghĩa là ở ...
chủ nhật, 6/7/2025
Gama – Dục tốc bất bại: DJ Mie và Trần Anh Huy đối đầu căng thẳng vì quan điểm trái ngược
Trong tập mới nhất, DJ Mie và Trần Anh Huy đã có màn tranh luận gay gắt xoay quanh phần thi của thí sinh. Trong khi Mie lên tiếng bênh vực và động viê ...
chủ nhật, 6/7/2025
Dự báo thời tiết (06/7/2025)
chủ nhật, 6/7/2025
Sớm liên thông, tinh giản thủ tục hành chính cho người dân
chủ nhật, 6/7/2025