Liên tiếp triệt phá các nhóm lừa đảo bán hàng qua mạng

 
Liên tiếp triệt phá các nhóm lừa đảo bán hàng qua mạng

VTV9.vtv.vn - Lừa đảo trong các giao dịch qua mạng là chuyện không mới, dù đã được báo đài liên tục thông tin, cảnh báo nhưng vẫn có nhiều người mắc bẫy. Có nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến nhất vẫn là chiêu thức lừa đảo tinh vi, đánh vào tâm lý người mua hàng muốn mua hàng tốt, giá rẻ, nhanh được việc mà lơ là cảnh giác.

Các đối tượng lừa đảo đã lợi dụng điều này để chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn lừa đảo bán hàng rồi chiếm đoạt tiền đặt cọc. Mới đây Công An tỉnh Đắk Nông đã triệt phá thành công hai nhóm lừa đảo như vậy.

Bằng thủ đoạn lấy thông tin, hình ảnh của những người đăng bán các mặt hàng trên mạng là máy xúc, ôtô cũ, điện thoại di động đã qua sử dụng. Sau đó đăng rao bán với giá thấp hơn rất nhiều trên các hội nhóm mua bán xe, điện thoại với giá rẻ… Chỉ trong thời gian ngắn, đối tượng này đã chiếm đoạt hơn 500 triệu đồng tiền đặt cọc của khách hàng.

Đối tượng lừa đảo: "Em kết bạn Zalo của người bán xe để em lấy hết thông tin của chiếc xe họ đang cần bán và em đăng lên hội nhóm với giá rẻ hơn giá thị trường. Vì họ thấy giá rẻ nên họ mua thì em yêu cầu họ đặt cọc để giữ xe. Sau khi nhận đặt cọc thì em chặn liên lạc của họ".

Đối tượng lừa đảo: "Lập facebook ảo rồi tải các hình ảnh mua bán xe rồi đăng lại trên mạng xã hội. khi nhận được tiền thì chặn liên lạc, khóa tài khoản".

Trước đó, Công an huyện Đắk R'lấp, tỉnh Đăk Nông cũng đấu tranh, triệt phá  nhóm gồm 2 đối tượng trú tại thành Phố Đà Nẵng lừa đảo bán hàng qua mạng xã hội rồi chiếm đoạt tiền đặt cọc của khách hàng.

TC24H-2611-19 Ng tan tú.jpg
Thiếu tá Nguyễn Tấn Tú - Đội trưởng Đội CSHS-Kinh tế-Môi trường, Công an huyện Đắk R'lấp, Đắk Nông

Thiếu tá Nguyễn Tấn Tú, Đội trưởng Đội CSHS-Kinh tế-Môi trường, Công an huyện Đắk R'lấp, Đắk Nông: "Đối tượng yêu cầu đặt cọc từ 1 - 50 triệu đồng, sau đó hẹn ngày giao xe nhưng đến ngày giao xe thì đối tượng lấy lý do để yêu cầu đặt cọc tiếp… Khi không thể lấy được thêm tiền đặt cọc thì đối tượng chặn liên lạc, còn số tiền chiếm đoạt thì đối tượng chuyển qua nhiều tài khoản không chính chủ rồi mới rút ra để sử dụng".

Những năm gần đây, việc mua bán hàng qua mạng xã hội đã ngày càng trở nên phổ biến. Bên cạnh những ưu điểm và sự tiện lợi thì việc mua bán hàng qua mạng xã hội cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với khách hàng. Để không trở thành nạn nhân của các đối tượng lừa đảo, mọi người phải không ngừng nâng cao cảnh giác; thường xuyên tìm hiểu, nắm biết các phương thức, thủ đoạn lừa đảo; để không trở thành nạn nhân của loại tội phạm này.

 
Share:

Cùng chuyên mục

Bẫy nợ mua sắm - PV chuyên gia

Mua sắm là nhu cầu cá nhân, nhưng khi trở thành nghiện thì lại là câu chuyện về chi tiêu mất kiểm soát và nguy cơ nảy sinh nhiều hệ lụy. Rõ ràng nhất ...

 

Độc đáo ẩm thực gà tre nướng đất sét

Cũng là lợi thế riêng, Bình Dương từ lâu nổi tiếng với những vườn trái cây trĩu quả và nét ẩm thực độc đáo, mang đậm dấu ấn vùng miền. Địa phương còn ...