Lỗ hỏng trong quản lý bảo vệ rừng

 

VTV9.vtv.vn - VTV.vn - Từ đầu năm 2021 đến nay, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã xảy ra 152 vụ vi phạm Luật lâm nghiệp.

Không chỉ ở Ban Quản lý rừng phòng hộ Tà Năng, huyện Đức Trọng mà hầu hết các Ban quản lý rừng và Hạt kiểm lâm ở các địa phương cũng đang tạm giữ nhiều phương tiện khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép. Khi gặp lực lượng tuần tra,  đối tượng bỏ lại lâm sản cùng phương tiện lẩn tránh. Nhưng cũng có trường hợp, đối tượng manh động tấn công lại lực lượng đang thi hành nhiệm vụ.

Cách đây một tháng, chính nhân viên của Trạm bảo vệ rừng phòng hộ Tà Năng, giáp ranh với tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận cũng đã bị 3 đối tượng bịt mặt tấn công ngay tại nơi làm việc, cơ quan công an phải vào cuộc điều tra.

Cùng với cả nước, tỉnh Lâm Đồng đã giao khoán rừng cho các tổ chức, hộ gia đình và doanh nghiệp quản lý. Nhưng, phần lớn đơn vị  nhận khoán rừng chỉ tập hợp được một số người gọi là đội bảo vệ rừng, chứ không có phương án phát triển rừng bền vững. Công cụ hỗ trợ cho lực lượng tuần rừng thiếu và thô sơ. Do vậy, khi gặp đối tượng manh động, hay đơn giản là thời tiết xấu, lực lượng này cũng không thể tiếp cận được cánh rừng bảo vệ.

Vụ việc, hàng chục cây thông cổ thụ tại xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương, do Công ty Thác Rồng quản lý đã bị đốn hạ trong thời gian dài, nhưng chủ rừng không phát hiện, cho thấy có lỗ hỏng lớn khi giao rừng cho người dân và doanh nghiệp quản lý.

Tính đến cuối năm 2020, tỉnh Lâm Đồng đã giao gần 53 ngàn héc ta đất lâm nghiệp cho hơn 300 doanh nghiệp, hộ gia đình thuê, quản lý, thực hiện dự án. Nhưng, có hơn một nửa số dự án là để mất rừng, không có giải pháp ngăn chặn kịp thời, buộc phải rút giấy phép./.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Share:

Cùng chuyên mục

 
 

Sân bay 30 năm không mất hành lý

Sân bay quốc tế Kansai ở Nhật Bản, chủ yếu phục vụ hành khách khu vực Osaka và Kyoto, tự hào chưa từng làm mất hành lý trong suốt 30 năm hoạt động. Đư ...