Lừa đảo mua sắm trực tuyến: Bình cũ rượu mới

VTV9.vtv.vn - Theo nền tảng số liệu thương mại điện tử Metric, chỉ trong 9 tháng năm nay, ước tính người tiêu dùng Việt đã chi gần 230 nghìn tỷ đồng cho hoạt động mua sắm trực tuyến. Có thể thấy, hình thức mua sắm này đã và đang trở thành thói quen của nhiều người.
Tuy nhiên, sự bùng nổ này cũng đang trở thành mảnh đất màu mỡ cho những kẻ lừa đảo. Không còn dừng lại ở những chiêu trò đơn giản như bán hàng giả, hàng nhái,... kẻ gian giờ đây đã nâng cấp thủ đoạn tinh vi và khó lường hơn.
Là người thường xuyên mua sắm trực tuyến, những cuộc điện thoại của người giao hàng hay còn gọi shipper đã không còn xa lạ với bạn trẻ này. Nên khi nhận được một cuộc gọi từ số lạ xưng là shipper, nói chính xác thông tin đơn hàng, lại còn báo sẽ gửi hàng tại quán nước đối diện công ty - nơi bạn thường xuyên nhờ nhận đồ hộ, bạn trẻ này đã tin tưởng và chuyển khoản 500 nghìn đồng cho người này để thanh toán. Nhưng 30 phút sau, bạn lại nhận được cuộc gọi từ shipper quen để giao hàng. Lúc này, nhận ra mình bị lừa thì đã quá muộn.
Nạn nhân cho biết: “Đối tượng lừa đảo nói cho mình rất chính xác tất cả những cái thông tin bao gồm từ loại sản phẩm mình đặt hàng, mã đơn hàng và kể cả là số tiền chính xác đến từng số lẻ. Cho nên là tại cái thời điểm mà mình chuyển khoản mình sẽ không có một chút cảnh giác nào cả”.
Tinh vi hơn, những kẻ lừa đảo còn kịp "thay áo mới" giăng bẫy nạn nhân bằng một kịch bản khó lường hơn. Chúng tự xưng là shipper, yêu cầu nạn nhân chuyển khoản ngay phí ship chỉ vỏn vẹn 30-40 nghìn đồng.
Ngay sau đó, nạn nhân sẽ nhận được tin nhắn từ những đối tượng lạ mặt này, nói rằng đã gửi nhầm số tài khoản đăng ký hội viên của "Bảo hiểm Hàng hóa" và gửi đường link lạ dẫn đến một trang fanpage giả mạo.
Người này còn liên tục giục nạn nhân nhắn tin để hủy tài khoản hội viên, nếu không sẽ bị kích hoạt và mất phí 3,5 triệu đồng một tháng. Một khi nạn nhân bấm vào đường link giả mạo, thực hiện các thao tác như kẻ gian hướng dẫn sẽ đối mặt với rủi ro bị chiếm tài khoản ngân hàng, lộ lọt thông tin cá nhân và có thể mất tiền lúc nào không biết.

Ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng ban Công nghệ, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia: “Tuyệt đối sẽ không thực hiện việc cài đặt các ứng dụng lạ, bấm vào những cái đường link lạ hay là đưa thông tin cho những cái người lạ chỉ thông qua gọi điện hay là chat”.
Công nghệ ngày càng phát triển, những thủ đoạn lừa đảo ngày một tinh vi. Người dùng vì thế cũng cần phải nâng cao cảnh giác và kiến thức. Có như vậy mới có thể xây cho mình một "hệ miễn dịch" để chống lại những thứ độc hại từ không gian mạng.
Cùng chuyên mục
Đức: Dịch vụ lái xe từ xa
Quý vị biết gì chưa? Giờ đây, tại thủ đô Berlin của Đức, người ta đã triển khai dịch vụ "cho thuê xe mà xe sẽ tự đến rồi tự được hoàn trả...bởi vì tài ...
thứ tư, 9/4/2025
Ngân hàng ngoại giảm mạnh lãi suất huy động
Trong khi các ngân hàng thương mại trong nước giữ nguyên lãi suất huy động sau hơn một tháng liên tục giảm, thì ngược lại các ngân hàng ngoại lại giảm ...
thứ tư, 9/4/2025
Trung Quốc: AI nâng tầm trải nghiệm du lịch
Khi công nghệ kết hợp với du lịch, điều gì sẽ xảy ra? Hãy cùng tham khải cách làm của Thượng Hải, Trung Quốc.
thứ tư, 9/4/2025
Dự báo thời tiết (08/04/2025)
thứ ba, 8/4/2025
Mở rộng điều tra vụ mẹ giết con trục lợi bảo hiểm ở Quảng Nam
Liên quan nghi án mẹ giết con để trục lợi bảo hiểm tại Quảng Nam, hôm nay (8/4), Công an tỉnh cho biết đang tiếp tục đấu tranh và mở rộng điều tra.
thứ ba, 8/4/2025
Xe bồn chở hóa chất tông ô tô tải, xe cứu thương trên đèo Bảo Lộc
Chiều nay 8/4, trên đèo Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng xảy ra tai nạn liên hoàn giữa 4 xe ô tô, trong đó có một xe cứu thương, khiến giao thông ách tắc nhiều ...
thứ ba, 8/4/2025