Năng kim, lúa ma trở lại: Tràm chim phục hồi sinh thái đặc trưng

 
Năng kim, lúa ma trở lại: Tràm chim phục hồi sinh thái đặc trưng

VTV9.vtv.vn - Là một trong những khu bảo tồn đất ngập nước quan trọng nhất Việt Nam, Vườn quốc gia Tràm Chim, Đồng Tháp hiện đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp phục hồi hệ sinh thái đặc trưng. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt, việc khôi phục hệ thực vật bản địa, đa dạng sinh học trở thành ưu tiên hàng đầu để duy trì cân bằng sinh thái vùng Đồng Tháp Mười.

Trên cánh đồng ngập nước thuộc phân khu A5, những ngày này, củ năng kim, loài thực vật bản địa quý hiếm đang vào vụ thu hoạch. Gần 70% sản lượng được thu về, phần còn lại được giữ lại để tiếp tục tái sinh cho mùa vụ sau.

tc24h-0607-thu hoạch năng kim.jpg
Nông dân đang thu hoạch củ năng kim, một loài thực vật bản địa quý hiếm

Anh Trần Văn Quý, Trung tâm Bảo tồn và Hợp tác quốc tế, Vườn Quốc gia Tràm Chim, Đồng Tháp: "Trước tiên cải tạo lớp thực bì là đốt cỏ chủ động. Sau đó, chúng tôi cải tạo đất cho đất độ tơi xốp, nồng độ PH duy trì phù hợp. Tiếp theo là theo dõi định kỳ và tiến hành quan trắc các chỉ tiêu môi trường và đồng thời tiến hành điều tiết mặt nước phù hợp làm sau đảm bảo độ ẩm PH cho năng kim phát triển, và năng kim đã phục hồi rất tốt trong giai đoạn hiện nay."

Nhờ kiểm soát thủy văn hiệu quả và chủ động phục hồi cây trồng bản địa, các loài như năng kim, lúa ma, nhĩ cán vàng, sen, súng bắt đầu trở lại mạnh mẽ. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy hệ sinh thái đất ngập nước đang dần hồi phục.

tc24h-0607-nang kim 4.jpg
Đốt cỏ chủ động để cải tạo lớp thực bì

Anh Trần Văn Quý, Trung tâm Bảo tồn và Hợp tác quốc tế, Vườn Quốc gia Tràm Chim, Đồng Tháp: “Khảo sát chọn địa điểm vị trí phù hợp, đốt cỏ, xử lý thực bì, đánh giá hạt làm đất, cải tạo đất, hạt tiềm ẩn sẽ hiệu quả hơn, tiến hành kiểm soát chăn thả gia súc, không ảnh hưởng tác động phát triển lúa ma, đồng thời chúng tôi tiến hành điều tiết lúa ma phát triển, góp phần bảo vệ đa đạng sinh học trong thời gian tới.”

Không chỉ cải tạo thực bì, mà còn chủ động đốt cỏ có kiểm soát, xử lý lớp đất mặt và kích hoạt hạt giống tiềm ẩn trong đất, giúp cây trồi mầm tự nhiên theo đúng chu kỳ. Việc phục hồi hệ thực vật cũng đồng thời tạo môi trường sống lý tưởng cho các loài chim nước quý hiếm quay trở lại.

tc24h-0607-nang kim - Đoàn Văn Minh.jpg
Ông Đoàn Văn Minh - Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và Hợp tác quốc tế, Vườn Quốc gia Tràm Chim, Đồng Tháp

Ông Đoàn Văn Minh, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và Hợp tác quốc tế, Vườn Quốc gia Tràm Chim, Đồng Tháp: "Tại các phân khu hiện nay hệ sinh thái đã phục hồi dần lại theo cái nhịp chức năng theo hệ sinh thái của Tràm Chim, thì theo đúng khuyến cáo của các chuyên gia thì hiện nay, quần thể động vật đã phục hồi khá nhiều năng kim ngoài ra thì các môi trường hiện nay nguồn nước các thảm thực vật đã dần lại cho nó đúng bản chất của hệ sinh thái Đồng Tháp Mười xa xưa".

tc24h-0607-nang kim 3.jpg
Hệ sinh thái Vườn Quốc gia Tràm Chim đang dần được hồi phục

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng phức tạp, những nỗ lực khôi phục hệ sinh thái bản địa như tại Vườn quốc gia Tràm Chim Không chỉ góp phần bảo tồn đa dạng sinh học mà còn là giải pháp bền vững giúp Đồng Tháp Mười duy trì sự sống, cân bằng và phát triển hài hòa với thiên nhiên.

 
Share:

Cùng chuyên mục