Ngắm sân chim mùa nước nổi ở Gáo Giồng
VTV9.vtv.vn - Rừng tràm Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp là thủ phủ của chim, cò về số lượng và mật độ tự nhiên. Vào mùa nước nổi nơi đây có hàng ngàn cá thể chim cò về trú ngụ và sinh sản, trong đó có các loài chim quý có tên trong Sách đỏ Việt Nam. Đến khám phá Gáo Giồng thời điểm này, du khách có thể tận hưởng không khí thiên nhiên trong lành xanh mát và nhìn ngắm khung cảnh nhộn nhịp của mùa chim làm tổ
Bình minh ló dạng sau trận mưa đêm rả rích. Cách chừng mấy trăm mét đã nghe những âm thanh hoang dã của chim cò trong rừng tràm. Rừng tràm Gáo Giồng rộng 1.500 hecta, bên cạnh trồng rừng và khai thác, nơi đây còn kết hợp du lịch sinh thái. Mùa nước nổi, rừng tràm Gáo Giồng có hơn 100 loài chim về trú ngụ, làm tổ.
Ông Huỳnh Thanh Hiền, Trưởng BQL Rừng tràm Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp: "Mùa này các loài chim về rừng tràm Gáo Giồng đông nhất, vườn chim hiện nay mở rộng ra trên khoảng 30ha. Tạm tính trên 100 ngàn cá thể.
Ông Dương Văn Nhái Anh, Đội trưởng Đội Bảo vệ rừng tràm Gáo Giồng số 1, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp: “Mùa nước các loài chim về nhiều do nguồn thức ăn cá con rất là nhiều. Nhiều nhất là loài cò ốc, nhì nữa là loại vạc, thứ ba nhan điểng, bốn là cồng cộc. Ở Gáo Giồng buổi sáng chim xuất phát đi rất là đông, các loài chim bay ra các cánh đồng tìm thức ăn.”
Ước tính có hàng chục ngàn con cò ốc hay còn gọi là cò nhạn chọn Gáo Giồng làm nơi sinh sản. Sau khi tìm được nhánh cây vừa ý, chúng sẽ bẻ đem về tổ và sắp xếp lại cho chắc chắn. Mặc dù loài chim quý hiếm này nằm trong sách đỏ Việt Nam nhưng du khách lại có thể dễ dàng nhìn thấy chúng tại Gáo Giồng.
Ông Dương Văn Nhái Anh: “Loài cò ốc giúp cho bà con nông dân rất là nhiều. Vì nó ăn ốc bươu vàng ở trên ruộng. Mỏ rất là to để bắt ốc. Loài cò ốc có một tiếng kêu rất thu hút khách.”
Chim điêng điểng còn gọi là chim cổ rắn hay nhan điển, toàn thân màu đen ánh xanh, mỏ dài và nhọn, bàn chân ngắn có màng bơi như chân vịt. Chúng kiếm ăn trên kênh rạch, thích phơi nắng trên cây ven bờ nước hoặc rừng tràm.
Ông Dương Văn Nhái Anh: “Nhan điểng mùa nước chỉ cư trú thôi chứ không sinh sản. Nó lặn dưới nước bắt cá, làm tổ theo những cây tràm to, quân bình mỗi tổ đẻ 4 con. Chim sinh sản 1-2 mùa có ảnh hưởng số cây bị chết, ở rừng có giậm vá trồng lại tạo điều kiện cho các loài chim về cư trú và sinh sản."
Gáo Giồng cách TP. Hồ Chí Minh 145km, là điểm tham quan giúp du khách có thể tận hưởng không gian sinh thái yên bình, trù phú ở vùng Đồng Tháp Mười, đặc biệt vào mùa nước nổi như hiện nay.
Cùng chuyên mục
Đền bù chưa thỏa đáng, người nuôi bò gặp khó
Liên quan đến vụ việc đàn bò sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng bị bệnh và chết do tiêm vắc xin viêm da nổi cục Navet-LPvac, đến thời điểm này, phần lớn c ...
thứ năm, 21/11/2024
Người nuôi lỗ nặng vì khó tiêu thụ tôm hùm cỡ lớn
Từ đầu tháng 10 cho tới nay, bà con tại Nam Trung Bộ đang chật vật tìm đầu ra cho hàng ngàn tấn tôm hùm cỡ lớn. Thị trường chính của Việt Nam là Trung ...
thứ năm, 21/11/2024
Sản xuất theo hướng hữu cơ để phục vụ thị trường Tết
Mùa Tết cũng được xem là cơ hội vàng cho tiêu thụ nông sản. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, người tiêu dùng đã thay đổi thói quen mua sắm theo xu hướn ...
thứ năm, 21/11/2024
Tour Tết trong nước bị "quay lưng" vì giá vé máy bay cao
Giá vé máy bay dịp Tết Âm lịch đã tăng gấp đôi so với ngày thường và tăng 15% so với năm ngoái, khiến các tour du lịch nội địa Tết 2025 dần mất đi sức ...
thứ năm, 21/11/2024
Ngân hàng dồn dập tăng lãi suất tiết kiệm
Thị trường tiền gửi đang chứng kiến một làn sóng tăng lãi suất mới. Nhiều ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm ở các kỳ hạn nhằm thu hút dòng tiền, với m ...
thứ năm, 21/11/2024
Nhà thờ Đức Bà Paris mở cửa trở lại
Tại Pháp, Bộ Văn hóa nước này vừa thông báo Nhà thờ Đức Bà Paris sẽ mở cửa trở lại vào tháng 12 tới đây, 5 năm sau vụ hỏa hoạn thảm khốc vào tháng 4/2 ...
thứ năm, 21/11/2024