Nhiều thách thức thí điểm tiếng Anh làm ngôn ngữ thứ 2

 
Nhiều thách thức thí điểm tiếng Anh làm ngôn ngữ thứ 2

VTV9.vtv.vn - Sở GD&ĐT cho biết, TP. Hồ Chí Minh sẽ nghiên cứu, chọn một số trường để xin thí điểm dùng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai. Đây cũng là định hướng lâu dài cho bậc THPT trên toàn Thành phố. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện như thế nào là một thách thức lớn.

Để đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học thì cần phải có lộ trình nhất định. Bên cạnh việc hoàn thiện cơ sở pháp lý kèm theo những đề án cụ thể, thì xây dựng đội ngũ giáo viên vẫn là bài toán nan giải. Từ năm học này, nhiều trường trên địa bàn thành phố bắt đầu phối hợp với các đơn vị từ các trường Đại học và Trung tâm Anh ngữ nhằm tăng cường khả năng tiếng anh cho chính đội ngũ giáo viên.

TC24H-0710-17-Nguyễn Thị Thanh Mai.jpg
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Mai - Hiệu trưởng Trường Phổ thông Năng khiếu TP. Hồ Chí Minh

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Mai, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Năng khiếu TP. Hồ Chí Minh: “Đội ngũ giáo viên đang là một thách thức, và chúng tôi phải chuẩn bị dần cho chuyện đó. Chúng tôi đã có lộ trình tăng cường tiếng anh cho các thầy cô trong trường bắt đầu tư năm học này, đặc biệt là với các thầy cô dạy khoa học tự nhiên”.

TC24H-0710-17-Lê Đình Lực.jpg
Ông Lê Đình Lực - Giám đốc điều hành hệ thống tiếng Anh tư duy DOL English

Còn theo Ông Lê Đình Lực, Giám đốc điều hành hệ thống tiếng Anh tư duy DOL English: “Truyền tải cái phương pháp Linearthinking đến đội ngũ giáo viên tại các trường THPT từ đó giáo viên hiểu phương pháp hơn và truyền đạt lại cho học viên, từ đó nâng cao trình độ tiếng anh của cả giáo viên và học viên”.

Theo các chuyên gia, dùng tiếng anh là ngôn ngữ thứ 2 trong bậc THPT là một điều kiện lý tưởng để các em tiếp cận với kiến thức học thuật chuẩn quốc tế, giúp các em tự tin trên con đường hội nhập. Nhưng để các em tiếp thu đồng đều là rất khó.

Chuyên gia giáo dục Nguyễn Thúy Uyên Phương nhận định: “Những em mà từ bé đã được tiếp xúc với tiếng anh thì các em học theo lối này sẽ dễ hơn, nhưng nếu triển khai ngang cho một em học sinh nào đấy chưa có vốn tiéng anh tốt và chưa quen với việc tiếp thu những kiến thức học thuật này bằng tiếng anh sẽ rất khó khăn.”

Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 dạy học trong bậc học phổ thông là ý tưởng tốt, tuy nhiên về tính khả thi thì rõ ràng cần sự thận trọng. Cần đánh giá về nguồn lực và năng lực đội ngũ giáo viên, cũng như việc áp dụng cho lứa học sinh và trình độ năng lực tiếp thu như thế nào để triển khai lộ trình thí điểm một cách tốt nhất.

 
Share:

Cùng chuyên mục

Nga: Bảo tồn các làng nghề truyền thống

Cấm vận, biến động thị trường, khách du lịch giảm, doanh số bán hàng giảm và số lượng thợ thủ công cũng giảm - các làng nghề thủ công truyền thống ở n ...

 

Hiểu đúng về xã hội hóa trong giáo dục

Mới đây, một hiệu trường tại Hòa Bình vừa bị khởi tố vì tội lạm thu. Lạm thu cũng là cụm từ được nhắc đến nhiều nhất mỗi khi bắt đầu năm học mới và lu ...