Những chiêu trò làm việc cho tổ chức lừa đảo

 
Những chiêu trò làm việc cho tổ chức lừa đảo

VTV9.vtv.vn - Liên quan đến việc tiếp nhận công dân Việt Nam từ Campuchia trở về mà VTV đã đưa tin trong các bản tin gần đây, có một thực tế rất đáng lo ngại là: Sau khi được xác minh, sàng lọc thì gần 100% những công dân trước khi được đưa về nước đều làm việc cho tổ chức lừa đảo.

Hơn 200 công dân Việt Nam được bàn giao từ Campuchia gần đây dù biết rủi ro, họ vẫn tìm kiếm cơ hội, đánh đổi mạng sống để kiếm tiền.

Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh. Trong khi những chiếc xe chở công dân Việt Nam từ Campuchia đang làm thủ tục để bàn giao cho cơ quan chức năng của Việt Nam thì cách đó không xa, đoàn người từ Việt Nam vẫn đang xếp hàng làm thủ tục sang Campuchia. Rất có thể, nhiều người trong số đó sang Campuchia để tìm kiếm việc làm.

tc24h-0902-31 minh có.jpg
Thượng úy Trương Minh Có - Cán bộ Trạm Kiểm soát Biên phòng, Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Tây Ninh

Thượng úy Trương Minh Có, Cán bộ Trạm Kiểm soát Biên phòng, Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Tây Ninh: "Chứ người dân người ta sử dụng hộ chiếu hợp lệ, giấy tờ hợp pháp để rời khỏi đất nước Việt Nam. Mình đâu có quyền gì để giữ lại đâu".

Trong khu vực làm thủ tục xác minh, sàng lọc, dành riêng cho nhóm công dân vừa được bàn giao. Những câu hỏi, đáp đều được trả lời rất rành mạch.

Khi phóng viên hỏi sang Campuchia thì làm công việc gì, một đối tượng được bàn giao về Việt Nam cho biết: "Có 8 tổ, 4 tổ bên này làm app, 4 tổ bên kia làm app tình yêu. Xong rồi tư vấn rồi lừa gạt người khác. Chủ yếu là chiếm đoạt tài sản".

Còn một đối tượng khác thì nói: "Qua đó con làm lừa đảo, doanh thu nhiều nhất là 3 tỷ, thấp nhất là 200 đô, có khi có ngày không có đồng nào luôn".

Điều bất ngờ là trong số hơn hai trăm công dân được bàn giao trong đợt này, chỉ có một người duy nhất không làm công việc lừa đảo mà chỉ làm shipper. Điều đặc biệt hơn là hầu hết họ đều sang theo đường chính ngạch. Thậm chí biết rõ có nhiều cạm bẫy khi sang Campuchia.

Được phóng viên hỏi trước khi đi thì có biết sang Campuchia có rủi ro không, một đối tượng trả lời: "Trước khi đi thì em cũng biết là cái rủi ro về công việc này cũng có nhưng em vẫn muốn đi một lần để có tiền trang trải cuộc sống".

Còn đối tượng khác thì cho biết: "Con với Thư thấy là 3 tháng nữa là tết tới rồi nên hai đứa tính kiếm tiền để ăn tết với lại phụ cho gia đình nên hai đứa tự tìm hiểu rồi sang bên bển".

Theo lời khai của những người được bàn giao về Việt Nam, việc bị giám sát, cách ly và bị đánh đập nếu không hoàn thành chỉ tiêu lừa đảo là chuyện như cơm bữa. Nhưng cơ hội quay trở lại Việt Nam lúc này đã muộn. Và họ đành chấp nhận đánh đổi mạng sống nếu như không được lực lượng chức năng của Campuchia và Việt Nam giải cứu.


 
Share:

Cùng chuyên mục

 
 
 
 
 

Xu hướng đào tạo ngành dữ liệu

Năm 2025 sẽ chứng kiến sự bùng nổ của dữ liệu khi chuyển đổi số, AI và Big Data trở thành nền tảng cốt lõi trong nhiều lĩnh vực. Để đón đầu nhu cầu ng ...