Phân bổ hạn ngạch khai thác - Gỡ khó cho thị trường cá ngừ
VTV9.vtv.vn - Như chúng tôi đã thông tin, tại nhiều địa phương vùng Nam trung bộ, hiện nay hàng loạt tàu cá đang phải nằm bờ do giá cá ngừ vằn lao dốc. Nguyên nhân chính xuất phát từ quy định mới về kích thước cá ngừ vằn trong khai thác, thu mua xuất khẩu phải đạt từ 500 mm trở lên. Trong khi thực tế, điều này là không khả thi.
Vậy có cách nào để gỡ khó cho thị trường cá ngừ vằn mà vẫn đảm bảo quy định bảo vệ nguồn lợi hay không? Nhiều ý kiến cho rằng có thể cân nhắc đến bài toán phân bổ hạn ngạch khai thác, tức là dựa trên sản lượng thay vì kích thước.
Quy định mới về kích thước cá ngừ vằn trong khai thác theo Nghị định 37 năm 2024 của Chính phủ là nhằm bảo vệ nguồn lợi, hướng đến nghề cá bền vững. Mục đích này, ngư dân đồng tình. Thế nhưng, trong thực tế, việc chọn lọc khai thác cá ngừ vằn đạt kích thước tối thiểu 500 mm là không khả thi đối với các tàu cá hiện nay.
Ông Võ Ngọc Tùng, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang, Khánh Hòa: “Con cá ngừ vằn, cá sọc dưa dài 50 cm là rất khó. Như vậy đi biển sẽ khó khăn, đánh cá nhỏ thì vào doanh nghiệp không mua, cá lớn thì biển không có”.
Trước thực tế cả ngư dân lẫn doanh nghiệp đang gặp khó khăn về thị trường do quy định kích thước khai thác cá ngừ vằn, Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam đã đề xuất hướng tháo gỡ. Đó là kiểm soát việc khai thác cá ngừ vằn dựa trên sản lượng, chứ không căn cứ về kích thước. Nói cách khác là sẽ phân bổ hạn ngạch khai thác cho từng tàu cá.
Nhiều quốc gia cũng như các tổ chức quản lý nghề cá cũng thường lựa chọn phương pháp phân bổ hạn ngạch khai thác để bảo vệ nguồn lợi cá ngừ vằn.
Ông Vũ Đình Pháp, Chủ tịch Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam: “Căn cứ có bao nhiêu tàu cá khai thác đối tượng này thì chia ra, tính hạn ngạch mỗi tàu thuyền là bao nhiêu tấn. Ví dụ mỗi tàu là 10 tấn, hay 20 tấn cho 1 đơn vị tàu thuyền. Anh khai thác hết thì thôi, nghỉ sang năm khai thác, như vậy sẽ tránh khai thác quá mức”.
Theo ngư dân, hướng quản lý nguồn lợi cá ngừ vằn theo hạn ngạch khai thác là có tính khả thi. Bởi từ khi cả nước quyết liệt ngăn chặn khai thác IUU, việc kiểm soát sản lượng khai thác thủy sản đã chặt chẽ hơn.
Ông Nguyễn Đức Thắng, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, Khánh Hòa: “ Mình có nhật ký, ghi nhật ký ngoài biển, bữa đó được 5 tạ, hay 7 tạ thì ghi vô, điện về trước 2 tiếng cập cảng. Cảng hỏi mình sản lượng bao nhiêu thì mình báo rồi cảng kiểm tra.”
Năm ngoái, sản lượng cá ngừ vằn khai thác của Việt Nam đạt trên 62 ngàn tấn trở thành nguyên liệu đầu vào chủ lực cho ngành chế biến cá ngừ đồ hộp, mang lại kim ngạch gần 400 triệu đô la Mỹ. Vì vậy, để các nhà máy chế biến có nguyên liệu và ngư dân thì vẫn giữ sinh kế với nghề khai thác cá ngừ vằn thì việc điều chỉnh hướng quản lý nguồn lợi là yêu cầu bức thiết. Đây cũng là cách để giữ lợi thế của Việt Nam trên thị trường cá ngừ vằn thế giới.
Cùng chuyên mục
Nhiều thay đổi trong lễ Oscar
Giải thưởng điện ảnh danh giá Oscar sẽ chào đón một gương mặt quen thuộc nhưng mới mẻ trên sân khấu: Danh hài kỳ cựu Conan O'Brien, người được chọn dẫ ...
thứ bảy, 16/11/2024
Dự báo thời tiết tối (16/11/2024)
thứ bảy, 16/11/2024
Phim thắng giải quốc tế “Culi không bao giờ khóc” công chiếu tại Việt Nam
Vào tháng 2 năm nay, bộ phim "Culi không bao giờ khóc" của Việt Nam vinh dự nhận giải "Phim dài đầu tay xuất sắc" tại Liên hoan Phim Quốc tế Berlin lầ ...
thứ bảy, 16/11/2024
Đàn cá heo mắc cạn ở cửa biển Cái Cùng, Bạc Liêu
Một sự kiện hy hữu xảy ra tại tỉnh Bạc Liêu đang thu hút sự chú ý của người dân. Một đàn cá heo hơn 10 con bị mắc cạn tại khu vực cửa biển Cái Cùng.
thứ bảy, 16/11/2024
Đoàn phim "Võ sĩ giác đấu 2" chia sẻ với khán giả Việt Nam
Gladiator - Võ Sĩ Giác Đấu ra mắt vào năm 2000 là một kiệt tác, một huyền thoại điện ảnh đã làm say đắm khán giả trên toàn cầu. Bom tấn của đạo diễn R ...
thứ bảy, 16/11/2024
Từ cộng đồng diễn đàn cùng lên tiếng về các vấn đề giao thông
Những chuyến xe an toàn không chỉ đến từ nỗ lực của các cơ quan chức năng, mà còn từ ý thức của từng cá nhân và sự chung tay của cộng đồng. Đây chính ...
thứ bảy, 16/11/2024