Phòng ngừa tội phạm công nghệ cao trong tài chính ngân hàng

 
Phòng ngừa tội phạm công nghệ cao trong tài chính ngân hàng

VTV9.vtv.vn - Lừa đảo trực tuyến là vấn nạn đang ngày càng nhức nhối, thiệt hại cũng ngày càng gia tăng. Các chiêu thức thì liên tục biến hóa, tinh vi đến mức khiến người dùng dù có cảnh giác nhưng cũng rất dễ mắc bẫy lừa. Những lời cảnh báo đã được đưa ra liên tục trên các phương tiện truyền thông.

Cùng với đó, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng, các tổ chức tài chính ngân hàng, và các Hiệp hội cũng ngày càng được đẩy mạnh nhằm phòng ngừa những vụ việc đáng tiếc xảy ra với người dân.

Siêu lừa Phó Đức Nam trên TikTok có thể nói là 1 trong những vụ lừa đảo gây chấn động trên không gian mạng, với gần 3 ngàn nạn nhân. Hơn 5 ngàn tỷ đồng đã bị phong tỏa.

Những vụ lừa đảo như thế này xuất hiện ngày càng nhiều, với những chiêu trò mỗi lúc một tinh vi, mà mẫu số chung nằm ở những lời hứa "làm giàu nhanh chóng".

TC24H-1912-19 tran huyền dinh.jpg
Ông Trần Huyền Dinh - Giám đốc Điều hành Công ty Công nghệ AlphaTrue

Ông Trần Huyền Dinh, Giám đốc Điều hành Công ty Công nghệ AlphaTrue :"Sau gần 2 năm hoạt động, chúng tôi đã tiếp nhận được trên 50 báo cáo, còn số tiền thiệt hại của các nạn nhân mà chúng tôi thu thập được lên tới gần 100 triệu đô la"

Thượng tá Lê Minh Hải, Phó Trưởng phòng An ninh mạng, Công an TP. Hồ Chí Minh: "Thời gian vừa rồi, đồng chí Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên đã bị đối tượng giả giọng để lừa đảo. Trên cơ sở chỉ đạo của đồng chí giám đốc Công an TP, phòng an ninh mạng chúng tôi đã tổ chức truy vết và bắt được đối tượng ở An Giang.

Theo Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, cứ 220 người dùng điện thoại thông minh, có 1 người trở thành nạn nhân của lừa đảo. Chỉ riêng năm nay, con số thiệt hại do lừa đảo trực tuyến lên tới gần 19 ngàn tỉ đồng.

TC24H-1912-19 bui ngọc giáp.jpg
Đại tá Bùi Ngọc Giáp - Trưởng ban Chuyên đề, Công an TP. Hồ Chí Minh

Đại tá Bùi Ngọc Giáp, Trưởng ban Chuyên đề, Công an TP. Hồ Chí Minh: “Thủ đoạn phổ biến của các đối tượng thường là giả danh cán bộ trong cơ quan nhà nước. Thứ 2 là dụ dỗ đầu tư tài chính với lợi nhuận cao. Thứ 3 là mời chào khuyến mại, trúng thưởng.”

Hình thức lừa đảo phổ biến nhất là mời gọi đầu tư. Bên cạnh các kịch bản tinh vi, các đối tượng lừa đảo còn sử dụng nhiều công nghệ hiện đại, như: trí tuệ nhân tạo Deepfake để tạo video, giọng nói giả mạo; công cụ tự động (chatbot) để giao tiếp liên tục với nạn nhân; phần mềm chuyên dụng trên máy tính để thực hiện cuộc gọi viễn thông, tiếp cận nhiều người cùng lúc.

TC24H-1912-19 phan duc trung.jpg
Ông Phan Đức Trung - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam

Ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam: "Hầu hết nạn nhân đến thì họ trải qua biến động tâm lý là họ muốn giải tỏa, được ghi nhận, chia sẻ. Đến nhịp thứ 2 họ mới phối hợp cơ quan chức năng, hoặc tự phối hợp văn phòng luật sư, cầm báo cáo đó đi kêu cứu. Thứ 3 là phải có sự phối hợp từ cơ quan quản lý phối hợp với Hiệp hội thì mới có khả năng lấy lại được tiền.

Khảo sát cho thấy: Khi bị mắc bẫy lừa đảo, chỉ có chưa tới 1 nửa số người được hỏi trả lời là có báo cáo với cơ quan chức năng. Theo các chuyên gia, việc báo cáo là rất cần thiết, có thể giúp người bị hại phục hồi một phần hoặc toàn bộ tài sản bị chiếm đoạt, đặc biệt khi cơ quan chức năng can thiệp sớm, và phong tỏa được tài sản liên quan.


 
Share:

Cùng chuyên mục

 

Giá xăng lên 21.000 đồng một lít

Chiều nay 19/12, liên Bộ Tài chính và Bộ Công Thương thông báo điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu, áp dụng từ 15h cùng ngày.

 

Thụy điển: Cuộc thi làm nhà bánh gừng

Những ngôi nhà bánh gừng cầu kỳ với hương vị thơm ngon là tác phẩm trong khuôn khổ cuộc thi làm nhà bánh gừng thường niên tại Thụy Điển. Các tác phẩm ...

 

EC điều tra tiktok

Ủy ban châu Âu (EC) vừa khởi động cuộc điều tra đối với TikTok, mạng xã hội video ngắn nổi tiếng toàn cầu, liên quan đến các cáo buộc vi phạm Đạo luật ...