Sáng tạo làm giàu nhạc cụ văn hóa Raglai
VTV9.vtv.vn - Với tâm huyết, đam mê, và nặng lòng với văn hóa dân tộc, nhiều nghệ nhân đồng bào Raglai không chỉ đóng vai trò truyền lửa, gìn giữ, bảo tồn và phát huy văn hóa của dân tộc mình, mà còn chế tác, phục dựng được nhiều loại nhạc cụ, thanh âm thất truyền và sáng tạo ra những loại nhạc cụ, thanh âm mới.
Vẫn là cây đàn Chapi, nhưng đàn Chapi mới được nghệ nhân Cao Dy chế tác lại có kiểu dáng, hình thù khác lạ. Thân dài hơn, dây to hơn, nút nhạc nhiều hơn, đặc biệt, thanh âm của cây đàn Chapi được nghệ nhân Cao Dy cách tân cũng vang hơn đàn Chapi truyền thống.
Nghệ nhân Cao Dy - Xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa: “Cái tăng âm là nó nằm ở đây, đặc biệt làm rất là dễ, mình chỉ cần chặt một cái cây, cây cỡ này cũng có thể làm được đàn Charpi, cây cỡ này, ngắn cũng được, chủ yếu ở cái chất liệu âm thôi, một cây nhỏ hay cây to không quan trọng. Âm trầm, âm cao nó nằm ở đây, tăng âm ghép lên cho âm nó cao lên cái dây nó sẽ bung lên, dây căng cái tiếng nó sẽ thanh hơn”.
Đồng bào Raglai thường gửi tình cảm của mình vào đàn Chapi để bày tỏ cảm xúc với đồng bào, tổ tiên, trời đất. Bởi vậy, tiếng đàn Chapi được xem là sợi dây kết nối tình cảm, một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đồng bào Raglai.
Chị Cao Thị Vũ Thuỳ - Huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa: “Cái cây đàn Chapi như là một cái linh hồn đối với người đồng bào Raglai của em, nó thiêng liêng lắm. Là người Raglai em thật sự rất là thích và yêu cái cây đàn Chapi”.
Đến nay, các nghệ nhân trong đồng bào Raglai đã nghiên cứu, sưu tầm, chế tác, phục dựng được nhiều loại nhạc cụ mang đậm nét văn hóa truyền thống. Đặc biệt, ngay cả những âm điệu cổ bị thất truyền của đàn Chapi, Khèn bầu, Kèn sừng trâu, Trống đất, Mã La… cũng đang dần được khôi phục và bảo tồn.
PGS.TS. Phan Quốc Anh - Nhà nghiên cứu văn hóa: “Những năm gần đây huyện Bác Ái đã làm rất tốt cái việc là phục chế cũng như là tôn vinh các nghệ nhân chế tác đàn Chapi và cũng như là nhạc sĩ Trần Tiến đã viết là Chapi chính là tâm hồn của người Raglai, đối trong âm nhạc truyền thống của người Raglai. Hiện nay có lẽ là chúng ta cũng cần nâng cao về âm thanh cũng như chất liệu để trở thành cái nhạc cụ biểu diễn chung cho cả cộng đồng”.
Tâm huyết, thầm lặng cống hiến, các nghệ nhân trong đồng bào Raglai chính là những người truyền lửa, lan tỏa cảm xúc mãnh liệt của văn hóa Raglai. Qua đó, giúp cho thế hệ trẻ trong đồng bào Raglai hiểu và trân quý cội nguồn văn hóa dân tộc, giúp cho những thanh âm ngọt ngào của văn hóa Raglai sống mãi với thời gian.
Cùng chuyên mục
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đầu tư hạ tầng thu hút du lịch chất lượng cao
Để phục vụ trong dịp cao điểm Tết Ất Tỵ 2025, các nhà ga, bến xe khách liên tỉnh ở TP. Hồ Chí Minh đã chuẩn bị nhiều phương án đảm bảo nhu cầu đi lại ...
thứ sáu, 22/11/2024
5 nhóm đối tượng được Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất miễn phí đi metro
UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa có tờ trình gửi Thường trực HĐND Thành phố , đề nghị xây dựng nghị quyết ban hành chính sách hỗ trợ người đi xe buýt, t ...
thứ sáu, 22/11/2024
Tiếp sức hàng Việt trên sàn thương mại điện tử
Thay đổi để phát triển hơn cũng là mục tiêu hướng tới của hàng hóa Việt trong môi trường thương mại điện tử đầy cạnh tranh. Theo thống kê của Google h ...
thứ sáu, 22/11/2024
Khuyến nghị chính sách để Việt Nam thành nền kinh tế thu nhập cao
Ngân hàng Thế giới vừa đưa ra khuyến nghị về 5 nhóm chính sách cho Việt Nam nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh, nâng cao vị thế kinh tế và giảm thiểu ...
thứ sáu, 22/11/2024
Sẽ tự động hoàn thuế thu nhập cá nhân từ năm 2025
Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết: Ứng dụng kê khai thuế điện tử đang được nâng cấp, dự kiến tự động hỗ trợ khâu quyết toán, hoàn thuế thu nhập cá ...
thứ sáu, 22/11/2024
Từ 01/01/2025 ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu
Theo Thông tư 50 được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 01/01/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nh ...
thứ sáu, 22/11/2024