Tạm dừng tàu cao tốc Cần thơ - Côn đảo do sạt lở

 
Tạm dừng tàu cao tốc Cần thơ - Côn đảo do sạt lở

VTV9.vtv.vn - Tháng 6 vừa qua, chúng tôi đã phản ánh tình trạng hàng chục hộ dân ở Sóc Trăng bị sạt lở đất sản xuất. Có nhiều nguyên nhân gây sạt lở, trong đó một phần là do ảnh hưởng của sóng tàu cao tốc Cần Thơ - Côn Đảo. Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo các đơn vị liên quan vào cuộc xử lý. Hiện tại đơn vị khai thác tuyến cao tốc này đã tạm ngưng hoạt động.

Những vết nứt, hàm ếch đã khoét sâu vào con đường đan trước nhà. Theo ông Trạng sạt lở diễn ra chỉ là vấn đề thời gian. Thế nhưng hy vọng đã được níu kéo, khi tàu cao tốc Cần Thơ - Côn Đảo ngưng hoạt động. Tuyến đường vẫn trụ vững. Bà con đang bắt đầu tính phương án gia cố.

0910-  Tạm dừng tàu cao tốc Cần thơ - Côn đảo do sạt lở-NGUYEN CONG TRANG.jpg
Ông Nguyễn Công Trạng - Xã An Thạnh Đông, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng

Ông Nguyễn Công Trạng - Xã An Thạnh Đông, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng: “Từ khi tàu cao tốc ngưng hoạt động hồi tháng 7 tới giờ cũng đỡ giảm được phần nào. Tuy nhiên triều cường nó cũng sạt lở, nhưng có cao tốc nó nhiều hơn”.

0910- PNHN-. Tạm dừng tàu cao tốc Cần thơ - Côn đảo do sạt lở.jpg
Khu vực bị sạt lở nghiêm trọng

Ông Phan Văn Hoà - Xã An Thạnh Đông, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng: “Tàu cao tốc ngưng hoạt động ở đây rất mừng, thấy có hiệu quả. Nếu để chạy hoài thì dân chúng ở ngoài này người có 1 ao nó sạt lở hết không làm gì được”.

Sau khi VTV Cần Thơ phản ánh, Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát phản ánh của người dân. Kết quả, các bên liên quan đã thống nhất có nhiều nguyên nhân gây sạt lở bờ sông, trong đó có yếu tố sóng do tàu cao tốc gây ra. Trong quá trình tìm giải pháp khắc phục, đơn vị khai thác hải trình này đã tạm ngưng hoạt động.

Trước đó, theo phản ánh của người dân, ngoài sạt lở do các điều kiện tự nhiên, sóng của tàu cao tốc cũng khiến tình trạng mất đất canh tác ngày càng tăng.

Anh Lê Văn Vân - Xã An Thạnh Đông, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng: “Sóng nó đánh lòn ở dưới, nó đánh ọc ọc vậy đó. Bọng ở dưới 1 khúc. Anh thấy cái bờ ở trên 3m chớ ở dưới còn có 1m à. Nước rong thì nó sạt xuống”.

tuan.jpg
Ông Trần Quốc Tuấn - Xã An Thạnh Đông, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng

Ông Trần Quốc Tuấn - Xã An Thạnh Đông, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng: “Một chiếc chạy ngang vậy có khoảng hai mươi mấy lượn sóng, mình đâu chịu nổi. Bây giờ bao như vầy sóng đánh văng xuống hết trơn luôn. Theo người dân, trước đây, đơn vị khai thác tàu cao tốc Cần Thơ - Côn Đảo đã nhiều lần tạm ngưng hoạt động nhưng sau đó vẫn tiếp tục khai thác. Tuy nhiên, giải pháp hạn chế sóng gây sạt lở vẫn chưa rõ ràng”.

Ông Nguyễn Công Trạng - Xã An Thạnh Đông, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng: “Bà con kiến nghị nếu cao tốc có chạy nữa thì có cách nào đó chớ sạt lở ảnh hưởng bà con lắm. Tại vì triều cường thì có mùa. Sóng cao tốc rất là nguy hiểm, nó đánh rất là cao. Nước ròng đỡ, nước lớn nó đánh banh hết".

Người dân không phản đối tàu cao tốc Cần Thơ - Côn Đảo hoạt động. Điều bà con mong muốn là đơn vị khai thác và các cơ quan chuyên môn cần có giải pháp giảm tác động của sóng biển gây sạt lở. Đó là biện pháp hài hòa, đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp và cộng đồng.

 

 

 

 


 

Share:

Cùng chuyên mục

 
 
 

Metro số 1 chạy chính thức vào 22/12/2024

Ban Quản lý đường sắt đô thị TP. Hồ Chí Minh vừa cho biết, dự án Metro số 1 đã hoàn thành 100% khối lượng thi công. Hiện đang trong giai đoạn hoàn tất ...