TP. Hồ Chí Minh lãng phí mặt bằng trên đất vàng
VTV9.vtv.vn - Ngay giữa trung tâm quận 1 TP. HCM, nơi được mệnh danh tấc đất tấc vàng, có những lô đất ở những vị trí đắc địa có giá trị hàng ngàn tỷ đồng, chưa được triển khai xây dựng. Thậm chí có những khu đất đang bị bỏ hoang gần một thập kỷ qua, gây lãng phí, thất thoát tài sản công.
Nằm giữa trung tâm Thành phố, ở ngay góc đường Lê Lợi - Nguyễn Huệ, khu đất 9000 m2 này từng là Thương xá TAX - Trung tâm thương mại lớn, lâu đời của TP. Hồ Chí Minh. Nhưng sau khi bị phá dỡ vào năm 2016 để xây một trung tâm thương mại khác, đây chỉ là bãi đất trống.
Nếu tính theo giá đất TP.HCM vừa mới ban hành, giá đất ở khu vực trung tâm có giá là 687 triệu đồng/m2, nghĩa là khu đất này đang có giá 6.183 tỷ đồng. Đó là giá mới tiệm cận khoảng 50% giá thị trường. Còn nếu tính theo giá thị trường thì đây quả là một núi tiền, thế nhưng đang bị đắp chiếu này yên gần 1 thập kỷ qua.
Cũng nằm giữa trung tâm thành phố, Khu đất số 8 -12 Lê Duẩn này có diện tích 5.290m2, 3 mặt tiền đường được quy hoạch sử dụng đất là đất văn phòng. Thế nhưng từ nhiều năm nay khu đất này đang bị rào tôn, nằm yên, bất động.
Tiến sĩ Phạm Viết Thuận, Viện trưởng Viện Kinh tế tài nguyên và môi trường: “Vị trí này đang dính án, tức là trước đây chúng ta dính một vụ án là bán đất không qua đấu thầu, nên trong quá trình xử lý chúng ta chưa xử lý thu hồi được miếng đất này, bởi vì khi chúng ta bán chúng ta đã sang tên đổi chủ hết rồi”.
Chỉ riêng tại Quận 1, địa bàn trung tâm của TP.HCM đang có tới 14 khu đất vàng đang bị bỏ trống. Lớn nhất lên tới 9.000m2, nhỏ nhất cũng hơn 2.000m2. Trong đó có 2 khu đất bị vướng vào các vụ án.
Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, Chuyên gia Kinh tế, Đại học Fulbright Việt Nam: “Khi những tài sản không được đưa vào khai thác sử dụng, để hoang, để lãng phí như thế thì tài sản đó không được vốn hóa, không trở thành nguồn lực phát triển cho chúng ta. Nếu tài sản đó được đưa vào sử dụng thì chắc chắn là nhà nước có một cái nguồn thu ngân sách rất là đáng kể.”
UBND TP.HCM cũng vừa yêu cầu tập trung rà soát 5 nhóm công trình, dự án. Yêu cầu các cơ quan đầu mối phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để được hướng dẫn hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các khó khăn, vướng mắc. Bên cạnh đó, sẽ xử lý trách nhiệm cá nhân, tổ chức để các dự án, công trình chậm tiến độ kéo dài. Đồng thời, kiên quyết thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm, chậm trễ,.. trong giải quyết các vấn đề liên quan để các dự án, công trình chậm tiến độ, kéo dài, lãng phí nguồn lực.
Cùng chuyên mục
Đan Mạch: Dự án chống ngập khổng lồ
Biến đổi khí hậu, dẫn đến tình trạng băng tan, nước biển dâng, hạn hán và mưa lũ, khiến các thành phố lớn trên thế giới, đều phải đối mặt với nguy cơ ...
thứ tư, 27/11/2024
Mexico: Diễu hành tôn vinh nhạc mariachi truyền thống
Các nghệ sĩ Mariachi từ khắp Mexico đã tề tựu tại thủ đô Mexico City để tham gia lễ diễu hành thường niên, tôn vinh dòng nhạc truyền thống này.
thứ tư, 27/11/2024
Camera giao thông: Xe tải gắn đèn rọi lóa xe phía sau
Dù đã được cơ quan chức năng cảnh báo sự nguy hiểm khi sử dụng đèn pha siêu sáng từ "độ chế" và xử lý nhiều trường hợp nhưng không ít lái xe, chủ xe v ...
thứ tư, 27/11/2024
Ca sởi, sốt xuất huyết Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục tăng
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh, số ca sởi tuần qua tăng gần 42% so với trung bình 4 tuần trước, nâng tổng số ca từ đầu năm lê ...
thứ tư, 27/11/2024
Bẫy nợ mua sắm - PV chuyên gia
Mua sắm là nhu cầu cá nhân, nhưng khi trở thành nghiện thì lại là câu chuyện về chi tiêu mất kiểm soát và nguy cơ nảy sinh nhiều hệ lụy. Rõ ràng nhất ...
thứ ba, 26/11/2024
Độc đáo ẩm thực gà tre nướng đất sét
Cũng là lợi thế riêng, Bình Dương từ lâu nổi tiếng với những vườn trái cây trĩu quả và nét ẩm thực độc đáo, mang đậm dấu ấn vùng miền. Địa phương còn ...
thứ ba, 26/11/2024