Trắc trở thị trường tiêu thụ nông sản hữu cơ

 
Trắc trở thị trường tiêu thụ nông sản hữu cơ

VTV9.vtv.vn - Có một thực tế dễ thấy canh tác hữu cơ năng suất không cao, nông dân đã chịu thiệt thòi về mặt kinh tế, đến khi đưa ra thị trường thì tiếp tục gặp vô vàn trắc trở. Cho dù sản phẩm hữu cơ có giấy chứng nhận hay không giấy chứng nhận thì cũng rất khó tìm được chỗ đứng trên thị trường. Vậy cách nào để tháo gỡ nút thắt này? Ghi nhận tại tỉnh Lâm Đồng.

Công ty này có được giấy chứng nhận hữu cơ cách đây hai năm. Tưởng như đây là lợi thế để dễ dàng tổ chức tiêu thụ nông sản hữu cơ làm ra. Thế nhưng, nhiều tháng nay, cả 1,5 ha rau hữu cơ lại tạm ngừng sản xuất. Lý do là bây giờ, nếu tiếp tục canh tác thì không biết bán sản phẩm cho ai. Một kênh tiêu thụ riêng dành cho nông sản hữu cơ là điều mà những người sản xuất mong chờ, song đến lúc này vẫn chưa có được. 

TC24H-1212-17 Hoang Anh.jpg
Ông Nguyễn Hoàng Anh - Công ty Cổ phần Go Organic

Ông Nguyễn Hoàng Anh, Công ty Cổ phần Go Organic: “Nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam mình còn manh mún nên chưa có trung tâm sơ chế, đóng gói và vận chuyển hàng hóa. Nếu trung tâm đó làm chung sản phẩm hữu cơ với sản phẩm thông thường thì người ta mất niềm tin. Còn làm riêng biệt thì không đủ hàng hóa.”

Phan Minh Tuấn bắt đầu làm nông nghiệp hữu cơ cách đây 11 năm. Điều đầu tiên đối mặt chính là những khó khăn khi đưa sản phẩm ra thị trường. Người tiêu dùng không thể biết được, khu vườn này khi canh tác hoàn toàn không sử dụng phân bón, thuốc hóa học. Vì vậy, khi nhìn những trái cà chua trong vườn, không bắt mắt, trái to, trái nhỏ thì càng dễ bị coi là "hàng dạt".

Ông Phan Minh Tuấn, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng: “Siêu thị chuyên bán thì mới được nhưng cả nước lại không có. Khi đó khách hàng nghi ngờ”

Lâm Đồng là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước sớm xây dựng và triển khai đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ. Đến lúc này, cả tỉnh có khoảng 1700 ha đất sản xuất nông nghiệp hữu cơ. 49 cơ sở được cấp chứng nhận hữu cơ. Nút thắt lớn nhất trong lộ trình phát triển nông nghiệp hữu cơ vẫn là những loay hoay định hình kênh tiêu thụ tương xứng.

TC24H-1212-17 Quang Lập.jpg
Ông Võ Quang Lập, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng

Ông Võ Quang Lập, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng: “Bởi vì quy mô của mình còn nhỏ lẻ. Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần nào đó để trình diễn. Ngoài ra muốn nhân rộng thì bà con phải tự làm. Cũng vì tự thân vận động của bà con nên khó phát triển nhân rộng”

Nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh chính sách đặc thù thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ thì đã đến lúc, cần phải quy hoạch, định hình những vùng sản xuất hữu cơ gắn với những nông sản có lợi thế. Nếu hình thành mối liên kết giữa nông hộ với doanh nghiệp cùng sản xuất hữu cơ, tạo ra lượng lớn nông sản đáp ứng các đơn đặt hàng từ phía các kênh tiêu thụ thì khi đó, việc tìm đầu ra cho nông sản hữu cơ mới bớt trắc trở.

 
Share:

Cùng chuyên mục

Gánh nặng ung thư ngày càng tăng

Bệnh viện Ung bướu TP. Hồ Chí Minh cho biết, năm 2024 bệnh viện đã tiếp nhận thăm khám hơn 800 ngàn lượt người bệnh với gần 42.000 ca ung thư mắc mới. ...