Ứng phó với bạo lực học đường

 
Ứng phó với bạo lực học đường

VTV9.vtv.vn - Theo nhiều chuyên gia, có 2 nguyên nhân chính khiến học sinh dễ vướng vào bạo lực học đường. Ngoài yếu tố thay đổi tâm sinh lí dễ bị kích động, khó kiểm soát hành vi... thì nguyên nhân thứ 2, đến từ giao tiếp giữa cha mẹ và con cái. Do đó, để ứng phó với bạo lực học đường không chỉ từ phía nhà trường mà cần cả từ phía cha mẹ.

Nữ sinh này từng bị bạn bè miệt thị về ngoại hình. Thay vì tìm đến người lớn, gia đình để chia sẻ bức bối về tâm lí, em lại chọn cách im lặng vượt qua. Nguyên nhân là do lo sợ không nhận được sự đồng cảm từ bố mẹ.

Vì thế theo nhiều chuyên gia để phòng tránh bạo lực học đường bền vững, cần xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa cha mẹ và con cái. Mối quan hệ này càng bền chặt trẻ trong gia đình, trẻ dễ dàng vượt qua bất ổn tâm sinh lí tuổi mới lớn và đủ vững vàng để đối diện, có giải pháp trước các mẫu thuẫn trong trường học.

TC24h-1404-26 tô nhi a.jpg
Tiến sĩ tâm lí Tô Nhi A - Giảng viên Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

Tiến sĩ tâm lí Tô Nhi A, Giảng viên Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh: “Khi mà tụi con được thiết lập một cách sẵn sàng tất cả những điều kiện này thì những tình huống mà tụi con phải đối diện là những tình huống gần như không thể tránh khỏi là sự ghen tị của bạn bè. Đó là một cái cảm giác không hài lòng về một ai đó. Đó là câu chuyện mà mình chưa đủ kỹ năng giao tiếp để đôi khi mình bật ra một lời nói hoặc là một cái nhìn nó không phù hợp thì nếu như có những vấn đề xảy ra, những cuộc đụng độ xảy ra thì tụi con ngay lập tức có một cái nơi trú ẩn, nơi trú ẩn đó chính là một cơ thể khỏe mạnh và một đời sống tinh thần khỏe mạnh mà con đã được nuôi dưỡng từ trước.”

Một nghiên cứu từ Đại học Michigan Mỹ cho thấy, trẻ có mối quan hệ thân thiết, tích cực với cha mẹ có nguy cơ bị bắt nạt trực tuyến thấp hơn 40% so với nhóm trẻ thiếu kết nối gia đình. Thống kê từ Bộ Lao động Thương binh và xã hội trong năm 2023 có đến 30% học sinh từng có biểu hiện rối loạn cảm xúc sau khi bị bạo lực mạng, trong đó 15% có ý nghĩ tự tử. 60% trong số này không chia sẻ với cha mẹ hoặc giáo viên.

TC24h-1404-26 tâm an.jpg
Chuyên gia Tâm lí Đào Lê Tâm An

Chuyên gia Tâm lí Đào Lê Tâm An: “Chúng tôi mong muốn rằng là nâng cao nhận thức của cả phụ huynh lẫn học sinh. Nghĩa là các bạn cần phải ý thức rõ rằng là có bao nhiêu hình thức được gọi là bắt nạt trực tuyến và các bạn cảm thấy như thế nào khi mà các bạn sử dụng điện thoại và các bạn tương tác và các bạn cảm thấy là mình bị đau khổ, mình bị tấn công, mình bị tẩy chay và các bạn cần phải phát đi những tín hiệu cầu cứu để nói cho thầy cô, nói cho ba mẹ của mình biết và trong quá trình khi mà các bạn chịu hình thức này thì chúng tôi cũng mong muốn nhắn nhủ một thông điệp đó”.

Nạn nhân thủ phạm của bạo lực học đường đều là học sinh. Khi con trẻ  được nói, được thấu hiểu, được đồng hành, bạo lực không còn đất để tồn tại.

 

 

Share:

Cùng chuyên mục