Alo Doctor (22/5/2025): Sức khỏe 12 nạn nhân vụ nổ nhà máy ở Quảng Nam

 
Alo Doctor (22/5/2025): Sức khỏe 12 nạn nhân vụ nổ nhà máy ở Quảng Nam

VTV9.vtv.vn - Liên quan đến vụ nổ tại nhà máy sản xuất nam châm thuộc Khu công nghiệp Bắc Chu Lai, Quảng Nam khiến 12 công nhân bị thương. Đến thời điểm hiện tại, sức khỏe của các nạn nhân cơ bản đã ổn định.

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam đã tiếp nhận và điều trị 12 công nhân bị thương trong vụ nổ. Trong đó, một bệnh nhân bị bỏng nặng 60-70% đang được chăm sóc tích cực tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc. Ba bệnh nhân bỏng nhẹ dưới 10% điều trị tại Khoa Ngoại chấn thương, tám người còn lại bị đa chấn thương phần mềm, đã được xử trí và cho về nhà trong chiều cùng ngày.
Phía công ty cam kết chi trả toàn bộ chi phí điều trị và có chính sách hỗ trợ phù hợp cho công nhân bị nạn.

Vỡ ruột thừa do tự ý uống thuốc giảm đau

Bệnh viện E vừa cấp cứu cho bệnh nhân nữ 26 tuổi vỡ ruột thừa, nguyên nhân do tự ý sử dụng thuốc giảm đau.

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội vùng hố chậu phải, đau tăng dần và liên tục, lan xuống vùng hạ vị, kèm theo sốt. Trước đó bệnh nhân được chẩn đoán đau dạ dày, kê đơn thuốc điều trị tại nhà. Tuy nhiên, các triệu chứng không thuyên giảm mà ngày càng nặng hơn. Lúc này, thay vì quay lại cơ sở y tế để tái khám, người bệnh lại tự ý sử dụng thuốc hạ sốt và giảm đau tại nhà, kéo dài thời gian dẫn đến ruột thừa bị vỡ.

Cấp cứu kịp thời trẻ bị dị vật đường thở

Chỉ trong 2 tháng, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ tiếp nhận 5 ca trẻ bị hóc dị vật đường thở. Trong đó ca bệnh nhỏ nhất 8 tháng tuổi.

Sau khi ăn thì bé tím tái, ho sặc sụa, nhập viện trong tình trạng suy hô hấp. Các bé đều được cấp cứu kịp thời và sức khỏe ổn định trở lại. Các bác sĩ khuyến cáo các trẻ bị dị vật đường thở thường có các dấu hiệu: Trẻ đang bú, ăn hoặc chơi thì đột ngột: Ho sặc sụa, tím tái, Khó thở, không nói được. Cha mẹ không móc họng trẻ bằng tay hay vật lạ, cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay.

Share:

Cùng chuyên mục

 
 
 

Alo Doctor (18/5/2025)

Thái Lan bùng phát COVID-19 do biến thể mới Omicron XEC; Nhật Bản triển khai chiến dịch giảm ăn mặn; Nhiều phương pháp mới trong điều trị nhãn khoa