Alo V9 (06/5/2025): Đường ngập do san lấp vùng trũng

VTV9.vtv.vn - Mùa mưa đến, nỗi lo ngập úng lại thường trực với nhiều người dân TP. Hồ Chí Minh. Không chỉ do mưa lớn hay triều cường, mà một phần nguyên nhân đến từ việc các vùng trũng, kênh rạch thoát nước tự nhiên đã bị san lấp, làm tắc nghẽn dòng chảy.
Tình trạng này khiến không ít khu dân cư rơi vào cảnh cứ mưa là ngập, vô cùng khó khăn trong sinh hoạt và đi lại cho người dân. Điều đáng nói là tình trạng ngập úng cũng xảy ra ngay cả khi triều cường không cao. Nhiều người dân lo lắng về tình trạng này đã phản ánh đến Đường dây nóng Alo V9, mong có giải pháp xử lý kịp thời.
Khu đô thị An Phú, khu vực qui hoạch công viên trở thành khu thể thao tự phát, 1 chiếc biển cấm như thế này của Công ty cổ phần địa ốc Thủ Thiêm được dựng lên không biết có tác dụng gì, khi ngay sau đó là sân Pickerball, sân bóng đá.

Phóng viên Trường Giang cho biết: “Sau lưng tôi là bảng cấm san lấp, nhưng sau biển cấm này là những sân thể thao. Đây là lý do mà dù triều cường chỉ 1,5 - 1,6m thì nhiều khu vực khô ráo nay cũng ngập nước”.
Đường Vành Đai Tây, khu phố 11 gần đó cứ mỗi đợt triều cường thì nay lại ngập sâu. Đường xuống cấp, việc đi lại khó khăn, nhiều phương tiện phải đi sát lề trái để tránh ngập. Bức xúc trước vấn đề này, nhiều cư dân đã phản ánh. Đây là những ý kiến trong cuộc họp của 1 chung cư sát bên.
Cư dân chung cư Imperia, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh bức xúc: 'Tốc độ thi công san lấp các công trình giải trí mình không biết có phép hay không nhưng nó chiếm phần diện tích thoát nước mặt. Nếu không đôn cao hơn thì ngập tệ hơn".
Việc san lấp khu vực vùng trũng, kênh rạch, vùng chứa nước để làm dự án bất động sản hay các mục đích khác đã tạo áp lực lớn cho các nơi xung quanh. Do vậy dù chưa mưa, nhưng nước triều dâng không có nơi giảm áp lực, đã tràn lên các khu vực cao hơn cả đỉnh triều 1,6 m. khu vực An Phú, khu vực Tam Bình, TP Thủ Đức là ví dụ.

Ông Nguyễn Trường Lưu - Chủ tịch Hội Kiến trúc sư TP. Hồ Chí Minh: “Triều có 1650 mm thôi, nhưng tại sao khu vực 2500 vẫn ngập, câu chuyện giống như xi lanh bình chữ U thông nhau, đậy chỗ này nó tràn lên chỗ kia”.
Doanh thu từ bất động sản năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh là hơn 25 ngàn tỷ đồng, nhưng Thành phố cũng phải bỏ ra hàng ngàn tỷ đồng để chống ngập. Đó là chưa kể lượng tiền khác, lớn hơn nhiều lần, do người dân tự bỏ ra, để khắc phục, sửa nhà, nâng nền mỗi khi xảy ra ngập.
Ông Vương Quốc Khánh - Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh: “Không thống kê được bao tiền đâu vì sửa nâng nhiều lần lắm rồi”. Nếu cứ san lấp như hiện nay thì muốn hết ngập do triều, hết bức xúc của người dân, nhiều khu vực ở Thành phố có lẽ phải đoạn tuyệt với các dòng sông.
Cùng chuyên mục
Phim tài liệu: Quân Khu 7 - Hành trình chiến thắng
thứ ba, 6/5/2025
Thời sự: Phương Nam hôm nay (06/5/2025)
Khai mạc Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 - Lần đầu tiên triển lãm 87 bảo vật quốc gia của phật giáo Việt Nam.
thứ ba, 6/5/2025
Alo Doctor (06/5/2025): Sẵn sàng công tác y tế trong đại lễ Vesak
Đại lễ Vesak 2025 diễn ra tại chùa Thanh Tâm (huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh) thu hút hàng chục ngàn người dân, phật tử tham gia. Trong điều kiện t ...
thứ ba, 6/5/2025
Thời sự: Biết gì chưa (06/5/2025)
Lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp từ hôm nay - Hôm nay khai mạc đại lễ phật đản Vesak 2025.
thứ ba, 6/5/2025
Thời sự: Toàn cảnh 24h (05/5/2025)
Đột phá về thể chế để bước vào kỷ nguyên mới; Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức bước sang trang mới
thứ hai, 5/5/2025
Thời sự: Phương Nam hôm nay (05/5/2025)
Cháy bãi cỏ rộng hàng ngàn m² gần sân banh, pickleball ở TP. Thủ Đức - 128 người chết vì tai nạn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 - Voi rừng chết khi ...
thứ hai, 5/5/2025