Alo V9 (17/10/2024): Trường đại học sống chung với rác

 
Alo V9 (17/10/2024): Trường đại học sống chung với rác

VTV9.vtv.vn - Đường dây nóng Alo V9 - 0389.247.247 tuần qua đã nhận phản ánh của sinh viên, cán bộ quản lý Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh cơ sở 2 về tình trạng rác xuất hiện nhiều tại khu vực hồ Ánh Dương.

Theo phản ánh, tình trạng ô nhiễm này xuất phát từ rác thải của khu dân cư cạnh đó. Nguồn rác chủ yếu bắt nguồn từ một con rạch phía sau chợ tự phát, rồi qua đường cống nước, lùa về đây gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị. Đặc biệt vào những ngày mưa lớn, đủ loại rác, ứ đọng bốc mùi hôi nồng nặc. Phía Trường cũng lắp hàng loạt rào chắn rác, nhưng cũng không tác dụng nhiều.

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh từ tập thể sinh viên và cán bộ của Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh cơ sở 2, phóng viên Đường dây nóng Alo V9 đã đến hiện trường để ghi nhận hình ảnh thực tế. Và những gì trong phóng sự sau sẽ cho chúng ta thấy rõ.. sự bức bối của 1 khu vực vốn là cảnh quan đẹp trong khuôn viên của nhà trường, nay lại trở thành điểm tiếp nhận rác thải bất đắc dĩ, trong khi giải pháp khắc phục thì chưa rõ ràng. 

Rác, nước thải, rác. Đó là những gì dễ dàng thấy ở khu vực hồ Anh Dương và khu vực xung quanh. Sau đợt nạo vét qui mô của nhà trường, thì đâu lại hoàn đó, cảnh cũ tái diễn lại, rác lại ngập.

1710-PNHN-.02_06_35_06.Still098.jpg
BTV Trường Giang - Truonggiangvtv9@vtv.gov.vn 

BTV Trường Giang thông tin rằng: “Đây là con mương dẫn nước thải, nhưng không chỉ có nước mà còn cả rác thải. dù cơ quan quản lý lắp 3 rào chắn rác, nhưng không tác dụng nhiều, bởi giải pháp căn cơ chưa thực hiện được từ nhiều năm nay”.

30 năm qua, nhiều khu vực trong qui hoạch đại học quốc gia chưa giải tỏa xong, các khu vực này trở thành chợ tự phát, nhà trọ và nuôi gà nuôi heo. Rác thải từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày có thể được gom không kỹ càng và có cả trường hợp không đóng phí thu gom, nên chỉ cần 1 cơn mưa lớn, nước sẽ cuốn tất cả xuống con mương này. Khu vực hồ Ánh Dương là nơi trũng nhất - trở thành nơi tiếp nhận rác bất đắc dĩ.

1710-PNHN-.1710-alo v9-DONG.jpg
Ông Thái Văn Đồng - Phó Ban quản lý Đại học KHXH&NV cơ sở Thủ Đức

Ông Thái Văn Đồng - Phó Ban quản lý Đại học KHXH&NV cơ sở Thủ Đức: “Một năm 6-7 lần thuê xe đào tới múc, chế tài xử phạt cho hành vi xả rác trái qui định là từ 500.000 tới 1 triệu đồng, trên thực tế lâu nay việc này ít bị xử lý, với các khu dân cư tự phát như thế này càng không".

Trong thực tế tại khu vực chợ tự phát - nơi chưa giải tỏa xong, có cả phần đất thuộc tỉnh Bình Dương, thì người dân cũng có lý giải riêng.

Chị Đặng Kiều Sinh - Phường Linh Trung, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh: “Do người ta lấy rác trễ, nên bên Bình Dương họ tạt qua, mưa trôi xuống cống”.

Ông Thái Văn Đồng nói thêm: “Qui định cho từng hộ gia đình rác thế này thế kia, nhưng dân cư đây toàn thuê trọ lấn chiếm, nên địa phương không quản lý hết được”.

Trong 1 cảnh đẹp như thế này, điểm nhấn nhẽ ra là hồ trước mặt, nhưng lại bị điểm màu xấu xí bằng rác, bằng những căn nhà tạm bợ chưa giải tỏa xong, với nhưng ống thải trực tiếp xuống hồ. Giải pháp căn cơ là TP. Hồ Chí Minh phải giải tỏa hoàn toàn các khu nhà nằm trong qui hoạch, còn trước mắt nếu không tuyên truyền được, thì xử phạt mạnh tay.

Nếu có những phản ánh liên quan đến đời sống dân sinh, hãy liên hệ qua số điện thoại của Đường Dây Nóng ALO V9  là 0389 247 247.

 

 

Share:

Cùng chuyên mục

 
 
 

Đường dây nóng VTV9 (11/11/2024)

Hơn 100 dự án gặp khó vì dự án không được triển khai - Nước rỉ từ bãi rác Rù Rì tỉnh Nha Trang gây ô nhiễm - Khu tái định cư Vedan tỉnh Đồng Nai ...