Ấn tượng phương Nam: Người lưu giữ nghề nhẫn bạc ở Churu

VTV9.vtv.vn - Người Churu ở Đơn Dương có một nền văn hóa truyền thống vô cùng đặc sắc, một trong số đó là nghề làm nhẫn bạc. Nhẫn bạc là của hồi môn bắt buộc của người Churu. Trong tình yêu và hôn nhân, nhẫn bạc Churu quan trọng là thế, nhưng trong cộng đồng người Churu hiện nay chỉ còn duy nhất một gia đình biết cách làm ra nó, đó là gia đình vợ chồng nghệ nhân Ja Tuất, Ma Wel.
Mời các bạn cùng đến thôn Hawai, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng để khám phá nghề làm nhẫn bạc Churu, một nghề cổ truyền độc đáo hiện đang được lưu giữ bởi những nghệ nhân tâm huyết Churu.
Hàng ngày, hai vợ chồng nghệ nhân Ya Tuất- Mawel cứ lủi thủi, miệt mài làm nhẫn. Nghề này được truyền đến Ja Tuất là đời thứ 6. Tuy nhẫn bạc của gia đình nghệ nhân Ya Tuất đúc trông không mấy bóng bẩy và độ tinh xảo không quá sắc sảo, nhưng người Churu vẫn dùng nó bởi vì gần gũi với tâm hồn, sở thích của người Churu.

Chị Minh Điệp - Khách hàng: “Mình đến tiệm bạc của Ya Tuất để đặt hàng, thứ nhất để làm quà tặng cho khách quý của nhà mình, thứ hai là sắp tới cháu gái mình ở bên chồng chuẩn bị lấy chồng nên mình đi đặt năm chục cái nhẫn để hai đứa đeo cho nhau trong ngày hứa hôn. Từ đời cổ xưa, nhẫn bạc này làm chứng cho hôn nhân của người đồng bào mình, cho nên đeo cái này nó có giá trị hơn là mình đeo những cái nhẫn hiện đại”.
Thời gian từ khi nấu sáp ong làm khuôn cho đến khi hoàn thiện 1 sản phẩm thường phải mất một tuần. Do không mang lại hiệu quả kinh tế cao nên trong cộng đồng Churu hiện nay chỉ còn vợ chồng anh Ja Tuất đang giữ lửa nghề được truyền lại từ người cậu.

Bà Ma Wel - Vợ của nghệ nhân Ja Tuất: "Trước khi chết ông cụ đưa lại hết các nguyên liệu, các dụng cụ mà ổng làm, ổng nói : "Cháu ơi bây giờ cụ đã già rồi, hai cháu cứ làm đi vì nghề này là truyền thống của dân tộc, nếu mà cháu không làm thì không có ai làm nữa". Một tháng sau thì ông cụ chết. Bây giờ thì hai vợ chồng cũng thành nghề rồi, giờ đang dạy lại cho học viên. 12 học viên thì cũng trong làng. Trước khi chết tôi phải cố truyền lại cho con cháu
Dù hiện tại còn những khó khăn nhưng những nghệ nhân làm nhẫn bạc Ja Tuất, Ma Wel vẫn không từ bỏ nghề của mình, bởi mỗi chiếc nhẫn đều chứa đựng tâm huyết và khát khao hạnh phúc của cha ông bao đời truyền lại.
Cùng chuyên mục
Lan tỏa yêu thương từ trang sách
Trẻ em vùng sâu, vùng xa thường chịu thiệt thòi trong việc tiếp cận giáo dục, tri thức so với trẻ em ở các đô thị lớn. Sự khó khăn trong học tập cũng ...
thứ ba, 20/5/2025
Thành phố ấm áp tình người - Số 55/2025: Biến rác thải thành thời trang bền vững
chủ nhật, 18/5/2025
Ấn tượng Phương Nam: Niềm vui từ cái vó bên sông
Miền Tây không chỉ là vùng đất trù phú mà còn là nơi lưu giữ những cách mưu sinh rất riêng, rất trữ tình. Giữa nhịp sống êm đềm của sông nước, người d ...
chủ nhật, 18/5/2025
Ấn tượng Phương Nam: Sắc màu lễ hội văn hóa Raglai
Những ngày qua, giữa nắng gió đại ngàn, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận rộn ràng với sắc màu Lễ hội Văn hóa Raglai lần thứ 3. Đây là dịp để đồng bào Rag ...
thứ bảy, 17/5/2025