Ấn tượng phương Nam: Những người giữ ánh sáng nơi đầu sóng
VTV9.vtv.vn - Dù nghề đi biển khai thác đang gặp nhiều khó khăn như ghi nhận chúng ta vừa theo dõi. Nhưng với nhiều ngư dân, mùa biển động, cũng là thời điểm có thể đánh bắt nhiều hải sản, nên dù đối mặt với hiểm nguy, ngư dân trên đảo Cù Lao Xanh - tỉnh Bình Định vẫn ra khơi mưu sinh.
Chính lúc này, ánh sáng của những ngọn hải đăng, hay còn gọi là "Mắt biển", trong thời tiết khắc nghiệt càng trở nên quý giá đối với họ. Để có nguồn sáng ấy là công việc thầm lặng của những người làm nghề gác đèn ở đảo - nơi đầu sóng ngọn gió. Ấn tượng phương Nam mời quý vị cùng tìm hiểu về công việc của những người giữ ánh sáng nơi đầu sóng.
Theo kinh nghiệm của ngư dân, trước và sau mỗi đợt mưa bão, những ngày trời động biển có nhiều cá, và các loại hải sản ở vùng ven đảo cũng trở nên đa dạng hơn thường lệ. Lướt trên đầu sóng - đối mặt với rủi ro trước sóng to gió mạnh như thế này là cách bà con mưu sinh vào mùa biển động. Đối với ngư dân đảo Cù Lao Xanh họ lấy cột mốc từ ngọn hải đăng để đánh bắt khoảng 10 hải lý, và theo hướng hải đăng mà đánh lưới đi vào để đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro.
Ông Lê Văn Hai - Xã Nhơn Châu, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định: “Từ ngoài xa nhìn hải đăng là biết Cù Lao Xanh có hải đăng là mình chạy vô”. Vào mùa mưa bão, nhu cầu quan sát đèn nhiều hơn nên công việc của những cán bộ hải đăng chính là đảm bảo cho ánh sáng từ ngọn đèn hải đăng không bao giờ tắt dù trong bất cứ điều kiện thời tiết khắc nghiệt ra sao.
Ông Võ Văn Hoàng - Trạm Hải đăng Cù Lao Xanh, Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Nam Trung bộ: “Sau những cơn bão bà con đi qua rồi kể lại nếu như hôm đó chậm hơn 1 tí nữa thì số phận họ sẽ khác. Nếu không có ánh sáng hải đăng họ vào bờ vất vả, chậm hơn là có thể nguy hiểm đến tính mạng con người. Nên dù mình làm việc xa nhà, vất vả nhưng họ bình yên thế mình thấy cũng rất là vui, mình yêu nghề là yêu như vậy”.
Mỗi khi nhận thông tin thời tiết bất thường, điều kiện trên đảo đặc thù, sự cố về điện có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhất là mùa mưa bão, năng lượng mặt trời sẽ hạn chế. Vì vậy cần phải chuẩn bị mọi phương án chống chọi trước thiên tai, tất cả vì mục tiêu chủ động duy trì ánh sáng của đèn định hướng tốt nhất cho hải trình.
Anh Nguyễn Hoàng Hà - Trạm Hải đăng Cù Lao Xanh, Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Nam Trung bộ: “Công việc đã được phân công thì mình luôn sẵn sàng, bất kể trong thời tiết nào cũng sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ”.
Vượt qua khó khăn, những cán bộ canh giữ gác đèn vẫn ngày đêm cần mẫn "thắp sáng, dẫn đường" cho mỗi chuyến tàu ra khơi được trở về an toàn. Trước sóng gió, thời tiết khắc nghiệt, ngư dân thêm vững tâm ngọn đèn biển chính là ánh sáng bảo vệ họ trước bão giông. Để rồi niềm tin ấy tiếp thêm sức mạnh cho quá trình lao động, vươn khơi bám biển, góp phần khẳng định chủ quyền thiêng liêng nơi đầu sóng ngọn gió của Tổ quốc.
Cùng chuyên mục
Thời sự: Toàn cảnh 24h (23/11/2024)
Cháy lớn nhà xưởng ở Bình Dương, 80 cán bộ, chiến sĩ tham gia dập lửa - Cô gái trang điểm bị kiểm tra hành lý vì nghi lấy 20 triệu đồng - Ngộ độ ...
thứ bảy, 23/11/2024
Dự báo thời tiết tối (23/11/2024)
thứ bảy, 23/11/2024
Alo Doctor (23/11/2024)
Cảnh sát giao thông TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ cấp cứu bệnh nhân bị ép tim - Vi phẫu tạo hình cho trẻ vỡ hàm, mất môi
thứ bảy, 23/11/2024
Thời sự: Phương Nam hôm nay (23/11/2024)
Đồng Tháp: Xuyên đêm chữa cháy tại nhà máy xay xát gạo - Tìm thấy thi thể 1 nạn nhân trong vụ hai người trên xe rác rơi xuống sông - TP. Hồ Chí Minh n ...
thứ bảy, 23/11/2024
Hôm nay có gì (23/11/2024)
Triển lãm "Cõi an thường" - Đêm vinh danh Tiktok Awards Việt Nam 2024
thứ bảy, 23/11/2024
Thời sự: Sáng Phương Nam (23/11/2024)
Tiếp tục giảm 39 phường, xã tại TP. Hồ Chí Minh - TP. Hồ Chí Minh công bố 31 điểm sạt lở - Đưa hệ thống dữ liệu và AI vào giảng dạy.
thứ bảy, 23/11/2024