Ấn tượng phương Nam: Xanh hóa các dòng kênh nhờ sáng kiến máy vớt rác

 
Ấn tượng phương Nam: Xanh hóa các dòng kênh nhờ sáng kiến máy vớt rác

VTV9.vtv.vn - Rác thải nhựa trên các dòng sông và kênh rạch không chỉ gây ô nhiễm mà còn đe dọa nghiêm trọng đến hệ sinh thái. Đây là vấn đề nhức nhối tại nhiều nơi, đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long, vùng đất với mạng lưới sông ngòi dày đặc.

Trước thực trạng này, một giảng viên tại Đại học Cần Thơ đã sáng chế thiết bị vớt rác hiện đại, không chỉ giảm ô nhiễm mà còn hỗ trợ công nhân môi trường hiệu quả hơn.

WSCA được tạo thành bởi phần vỏ là khung kim loại, và nó có phần phao để thiết bị nổi trên mặt nước. Thiết bị này sẽ vận động cơ để giúp di chuyển trên những bề mặt sông. Nó là một thiết bị thu gom rác ở trên bề mặt nước. Chiếc máy thu gom rác này là sáng chế của anh Huỳnh Ngọc Thái Anh, một giảng viên của Trường Đại học Cần Thơ.

1401 PNHN-.HUYNNGOC THAI ANH-ATPN.jpg
Anh Huỳnh Ngọc Thái Anh

Anh Huỳnh Ngọc Thái Anh - Giảng viên Trường Đại học Cần Thơ: “Mình là một người dân ở đồng bằng sông Cửu Long, nơi mà hiện tại những con sông đang hứng chịu vấn đề ô nhiễm chất thải, trong đó, rác thải nhựa là một vấn đề khá phổ biến. Với mục tiêu giảm lượng rác thải nhựa ở các con sông, mình đã nghiên cứu và chế tạo ra thiết bị vớt rác trên sông”.

Năm 2020, anh Thái Anh cùng một số học trò đã chế tạo chiếc máy thu gom rác đời đầu, đáp ứng WSCA  1.0, với hơn 70% thành phần cấu tạo được làm từ vật liệu tái chế và điều khiển bằng điện thoại thông minh. Chiếc máy này đã đoạt giải nhất cuộc thi Ý tưởng sáng tạo"Vì một đại dương không rác thải nhựa" do UNESCO tổ chức. Tiền thưởng của UNESCO đã được Thái Anh đầu tư tiếp để làm chiếc máy phiên bản thứ hai, với vật liệu chủ yếu bằng inox và thép chống ăn mòn, chạy bằng nguồn năng lượng mặt trời. Hiện chiếc F2 này đang được sử dụng ở sông Hoài, Hội An, nhưng Thái Anh vẫn chưa bằng lòng. Anh tiếp tục nghiên cứu và cải tiến thành chiếc WSCA  thế hệ thứ ba, tích hợp công nghệ camera quan trắc, lập trình trí tuệ nhân tạo để tự động nhận dạng rác và phân loại rác theo mục đích tái chế. Đồng thời, thu nhỏ kích thước để phù hợp hơn với thực tế sử dụng. Anh Thái Anh chia sẻ thêm: “Khi đưa vào thực tế ở Đồng bằng sông Cửu Long, lại là những con sông lớn với dòng chảy xiết, cùng với tàu thuyền qua lại và nhiều lục bình trên sông. Với điều kiện phức tạp như vậy, những thiết bị lớn tỏ ra hạn chế khi đi vào những khu vực nhỏ. Đó là lý do mình mong muốn có thể chế tạo thêm một thiết bị có kích thước phù hợp để vừa vận hành, vừa thử nghiệm, vừa nghiên cứu”.

Anh Thái Anh không chắc mình sẽ dừng lại ở phiên bản số mấy, dù trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm gặp không ít khó khăn. Trong điều kiện thực tế, sẽ có rất nhiều điều kiện phát sinh. Bài toán khó nhất để giải quyết ở đồng bằng sông Cửu Long là làm sao những mô hình đó có thể vận động hiệu quả trong điều kiện sông ngòi phức tạp hiện tại. Hy vọng sáng chế này sẽ sớm được nhân rộng để các con sông, con kênh luôn sạch sẽ và xanh trong.

 

 

Share:

Cùng chuyên mục

Thời sự: Toàn cảnh 24h (14/01/2025)

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương thăm nghệ sĩ Trà Giang Khách sạn trí tuệ nhân tạo đầu tiên Cựu chủ tịch Nhà xuất bản Giáo Dục Nguyễn Đức Thái ra tò ...

 
 

Thời sự: Phương Nam hôm nay (14/01/2025)

Cháy lớn, huy động máy xúc phá dỡ, mở lối để dập lửa - Vụ ô tô Mercedes lao xuống biển Nha Trang, xác định danh tính 4 cô gái đi cùng - Triệt phá đườn ...

 
 
 

Thời sự: Sáng phương Nam (14/01/2025)

Người đàn ông sốc phản vệ sau 15 phút tiêm "thuốc giải độc gan" tại spa - Khởi tố người đàn ông rút kiếm đe dọa nữ nhân viên công ty môi trường - Tr ...