Cảnh báo thủ đoạn dùng công nghệ cao uy hiếp nộp tiền chuộc

VTV9.vtv.vn - Một cuộc gọi giả danh, một lệnh bắt giữ giả mạo và nạn nhân rơi vào bẫy. Công an TP. Hồ Chí Minh vừa giải cứu 02 nữ sinh viên Bình Thuận khỏi đường dây lừa đảo công nghệ cao, nơi các đối tượng thao túng tâm lý, ép gia đình chuyển tiền chuộc hàng tỷ đồng. Vụ việc tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về thủ đoạn tội phạm ngày càng tinh vi.
Sự việc bắt đầu khi 2 nạn nhân nhận cuộc điện thoại mạo danh cơ quan công an khẳng định họ có tham gia vào một vụ án ma túy, lừa đảo và rửa tiền. Để tăng tính uy hiếp, đối tượng mạo danh gửi hình ảnh công văn của Ngân hàng nhà nước, hóa đơn có liên quan, lệnh bắt giữ của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao để yêu cầu nạn nhân đến Cơ quan Công an làm rõ.
Để kiểm tra xác minh nguồn tiền, nạn nhân bị yêu cầu chuyển hết tiền trong tài khoản của mình vào tài khoản được chỉ định, hoặc nếu không có sẵn tiền, thì phải liên hệ với gia đình chuyển tiền trên danh nghĩa đăng ký du học hoặc đầu tư tài chính trên mạng.
Chưa dừng lại đó, với nhiều cuộc gọi khác nhau, các đối tượng yêu cầu nạn nhân cung cấp tài khoản và mật khẩu đăng nhập các ứng dụng mạng xã hội (Zalo, Viber, Facebook…), rồi dùng tài khoản này gọi điện thoại cho người thân nạn nhân hoặc bắt nạn nhân tự chụp hình, quay video theo nội dung được soạn sẵn và gửi cho các đối tượng. Suốt thời gian này cả nạn nhân và gia đình đều bị thao túng tâm lý.
Đối tượng lừa đảo chính trong đường dây đã bị bắt.
Thượng tá Lê Duy Sâm, Phó Trưởng phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP. Hồ Chí Minh: “Không được điện thoại cho người thân, không được liên hệ tiếp xúc với bất kỳ ai, tìm một nơi nào đó để trốn, tránh cho người nhà bị liên lụy. Từ đó người nhà không liên hệ được nạn nhân thì họ lại hoảng sợ, hoảng loạn nên họ phải chuyển tiền cho các đối tượng”.
Hai gia đình nạn nhân tại Bình Thuận cho biết, con gái của họ là các nữ sinh viên hoặc vừa tốt nghiệp ra trường bị các đối tượng bắt cóc, đe dọa xâm hại rồi bán sang Campuchia nếu người thân không chịu chuyển tiền chuộc từ vài trăm triệu đến hơn 1 tỷ đồng. Hai nạn nhân được công an TP. Hồ Chí Minh giải cứu thành công. Cơ quan chức năng cũng đưa ra khuyến cáo.
Thượng tá Lê Duy Sâm, Phó Trưởng phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP. Hồ Chí Minh: “Cơ quan công an không bao giờ mời người dân làm việc bằng điện thoại mà luôn luôn có thư mời, hoặc giấy triệu tập nếu người dân có dấu hiệu vi phạm pháp luật".
Cùng chuyên mục
Thiếu cát ảnh hưởng đến tiến độ công trình trọng điểm
Về tình hình thi công của dự án đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh, theo thống kê tổng sản lượng bình quân của dự án chỉ mới đạt khoảng 35%. Có gói thầu ...
thứ bảy, 24/5/2025
Cô gái phản ứng kịp thời, cứu sống cháu trai 6 tuổi hóc dị vật
Đây là đoạn video hơn 1 phút ghi lại cảnh cô gái trẻ ở Yên Bái nhanh trí sơ cứu cho bé trai 6 tuổi bị hóc dị vật. Đoạn clip đang lan truyền mạnh mẽ tr ...
thứ bảy, 24/5/2025
Nâng cao hiệu quả góp ý sửa đổi Hiến pháp qua VNeID
Người dân cả nước cũng đang tích cực tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp thông qua ứng dụng VNeID – một bước tiến quan trọng trong tiến trình chuyển đổi ...
thứ bảy, 24/5/2025
Dự báo thời tiết sáng (24/5/2025)
thứ bảy, 24/5/2025
Giả làm công an lừa "chạy án", chiếm đoạt 1,4 tỉ đồng
Liên quan vụ giả làm công an lừa "chạy án", chiếm đoạt hàng tỉ đồng, TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa tuyên phạt Phạm Công Danh, sinh năm 1989, ngụ TP. ...
thứ bảy, 24/5/2025
Dự báo thời tiết (23/5/2025)
thứ sáu, 23/5/2025