Cấp bách giảm thiệt hại do mưa bão ở vùng nuôi biển

 
Cấp bách giảm thiệt hại do mưa bão ở vùng nuôi biển

VTV9.vtv.vn - Cùng với bão số 6 là nỗi lo mưa lớn. Trong ngày hôm nay, tại các vùng nuôi biển khu vực Nam Trung bộ, công việc hàng đầu là tìm mọi cách để tránh những rủi ro có thể xảy ra đối với lồng bè nuôi thủy sản. Bởi lâu nay, có một thực tế cứ lặp đi lặp lại, mỗi khi hứng chịu mưa lớn, nhiều vùng nuôi biển lại xảy ra tình trạng thủy sản chết hàng loạt do bị sốc nước ngọt, thiệt hại lên đến tiền tỷ.

Ở khu vực Đầm Môn, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, những bè nuôi thủy sản này nằm gần bờ. Nếu mưa lớn, hiện tượng thủy sản nuôi trong lồng bè bị sốc nước ngọt là rất dễ xảy ra. Lo lắng nên người dân ở đây cứ hễ thủy sản nuôi đạt kích cỡ thì tìm mọi cách để bán. 

Anh Thơm, ngay trong sáng nay, kịp xuất bán cả một ô lồng nuôi cá chim. Mặc dù cá chim rớt giá, từ 120 ngàn đồng, giờ chỉ còn 90 ngàn đồng, nhưng anh vẫn chấp nhận. Giá có thấp nhưng nếu giữ lại để nuôi, một là tốn tiền thức ăn và hai là không thể lường trước điều gì xảy ra khi mưa bão.

Anh Nguyễn Văn Thơm, Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa : “Nó bị sốc, bị thiếu oxy là chết, bão tố thì sợ lắm nên mùa này là bán thôi”.

Ngay cả khi không chịu ảnh hưởng của bão, nhưng nếu mưa lớn kéo dài, nước lũ từ nguồn đổ ra biển thì các vùng nuôi thủy sản cũng dễ bị sốc nước ngọt, chết hàng loạt. Lo ngại nhất là những loại thủy sản chưa thể xuất bán tại lúc này. Chẳng hạn như tôm hùm, cả một tháng nay, hầu như không ai đến thu mua do đầu ra đang gặp trắc trở.

TC24H-2710-17 Nguyễn Thị bang.jpg
Bà Nguyễn Thị Sang - Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa

Bà Nguyễn Thị Sang, Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa: “Tôm bị ngộp, cá bị ngộp là chết, bao nhiêu vốn liếng của bà con, chết là không có tiền”.

Từng xảy ra hiện tượng tôm hùm chết hàng loạt do bị sốc nước ngọt tại những vùng nuôi khu vực đầm vịnh ở tỉnh Phú Yên. Đây cũng là lý do mà gần đây, nhiều người nuôi tôm hùm đã dịch chuyển từ vùng biển Phú Yên vào khu vực vịnh Vân Phong, Khánh Hòa nhằm giảm bớt rủi ro khi mưa lớn. Người nuôi tôm hùm cũng chủ động phương án hạ sâu lồng bè khi nước bề mặt bị ngọt hóa.

Anh Lê Xuân Luận, người nuôi tôm hùm: “Nước ngọt nhiều thì mình nới xuống, nới sâu xuống, dời đây là để tránh nước ngọt, có bão cũng an toàn hơn”

TC24H-2710-17 Phạm Ngọc Luyện.jpg
Ông Phạm Ngọc Luyện - phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa

Ông Phạm Ngọc Luyện, phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa: “Biện pháp ứng phó như là di chuyển vào nơi an toàn, kín gió, gia cố chắc chắn lồng bè”

Chỉ riêng khu vực biển huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa, qua rà soát mới nhất có trên 1800 bè nuôi thủy sản. Mỗi bè nuôi là khối tải sản có giá trị lên đến cả tỷ đồng. Vì vậy, càng sớm triển khai các phương án ứng phó mưa bão thì càng giảm được rủi ro thiệt hại. Và điều quan trọng hơn, khi tài sản không bị tổn thất, những người nuôi biển mới thực sự an tâm vào bờ, tránh tình trạng nấn ná ở lại bè nuôi, bị mắc kẹt giữa biển khi mưa bão.

 
Share:

Cùng chuyên mục

Nhiều thay đổi trong lễ Oscar

Giải thưởng điện ảnh danh giá Oscar sẽ chào đón một gương mặt quen thuộc nhưng mới mẻ trên sân khấu: Danh hài kỳ cựu Conan O'Brien, người được chọn dẫ ...