Cấp thiết hoàn thiện hệ thống cảnh báo sạt lở đất

 
Cấp thiết hoàn thiện hệ thống cảnh báo sạt lở đất

VTV9.vtv.vn - Lũ quét và sạt lở đất hai loại hình thiên tai nguy hiểm do tính bất ngờ, thường để lại hậu quả nặng nề về người và tài sản. Với số người thiệt mạng lớn ở các tỉnh như vừa qua, cho thấy sự cần thiết trong việc phải đánh giá lại công tác cảnh báo sớm nguy cơ sạt lở đất cho những người dân nơi đây

Tuyến đường dài khoảng 30 km nhưng có tới gần 50 điểm sạt lở, nhiều điểm chỉ cách nhau vài chục mét. Tỉnh Cao Bằng đã xây dựng bản đồ cảnh báo sạt lở đất và bàn giao đến cấp xã từ tháng 8/2023. Đây là 1 dữ liệu nhằm giúp địa phương đưa ra được những cảnh báo sớm cho người dân tuy nhiên, trong đợt mưa bão vừa qua, vì không có thông tin cụ thể về lượng mưa tại từng thời điểm nên bản đồ không phát huy tác dụng. 

PNHN.23_13_17_03.Still196.jpg
Ông Hoàng Tòn Sao - Chủ tịch UBND xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, Cao Bằng

Ông Hoàng Tòn Sao - Chủ tịch UBND xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, Cao Bằng: “Hiện nay trên địa bàn không có máy đo lượng mưa chính vì như vậy không thể cảnh báo được hết toàn bộ xã”.

1.jpg
Phóng viên Liên Liên, lienlien@vtv.vn


Phóng viên Liên Liên:"Ca Thành thuộc 30 xã nằm trong danh sách cảnh báo về sạt lở đất. Khi có mưa lớn, việc cảnh báo cho người dân, cơ bản ở cấp xã, thôn chỉ dựa vào cảm quan đánh giá bằng kinh nghiệm cá nhân, chứ chưa có căn cứ thông tin từ phía các cơ quan chuyên môn, điều này dẫn tới cảnh báo khó có thể sát với thực tế".

Muốn Bản đồ phân vùng rủi ro do sạt lở đất, lũ quét ở xã Ca Thành phát huy được tác dụng thì phải có có số liệu dự báo về khí tượng thủy văn theo thời gian thực ở các điểm này, đồng thời phải có  Hệ thống thông tin - cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét để chính quyền thông báo kịp thời đến mọi người dân theo thời gian thực để chủ động sơ tán.

Cấp thiết hoàn thiện hệ thống cảnh báo sạt lở đất -9.jpg
Ông Chu Đức Quang - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng


Ông Chu Đức Quang - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng cho rằng:" Để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu kết nối liên thông các bộ ngành, địa phương về nguy cơ sạt lở đất và lũ quét và hệ thống thông tin - cảnh báo sớm theo thời gian thực đòi hỏi nguồn vốn lớn và mất nhiều năm. Vì thế, trước mắt cần nghiên cứu, ứng dụng cách làm của của một số nước".

Cấp thiết hoàn thiện hệ thống cảnh báo sạt lở đất -4.jpg
PGS.TS. Trần Tân Văn - Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học địa chất và khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

PGS.TS. Trần Tân Văn - Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học địa chất và khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường: “Đa phần các điểm sạt lở đất và lũ quét  ở các tỉnh Cao Bằng, Yên Bái, Lào Cai, Bắc Kạn đều nằm trong Bản đồ phân vùng nguy cơ, bản đồ phân vùng rủi ro sạt lở đất và lũ quét. sẽ là lãng phí nếu như các dữ liệu không được khai thác, sử dụng hiệu quả nhằm giúp cảnh báo sớm cho người dân, tránh được những thiệt hại nặng nề như thời gian vừa qua..”

 

 

 

Share:

Cùng chuyên mục

 

Thái Lan khởi động dự án "Sầu riêng Số"

Thái Lan đã khởi động dự án "Sầu riêng Số" nhằm hỗ trợ 8,8 triệu nông dân trồng sầu riêng ở nước này cải thiện năng suất và thiết lập các tiêu chuẩn v ...

 

Nhiều cơ hội cho hàng hóa Việt Nam tại Mỹ

Hiện Sức mua của thị trường Hoa Kỳ được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trưởng với nhiều ngày khuyến mại giảm giá và nhiều ngày lễ lớn cuối năm. Đây được ...