Cấp thiết tăng ngân sách cho TP.HCM
VTV9.vtv.vn - VTV.vn - Thực trạng kẹt xe ngày càng phổ biến, ngập nước chưa giải quyết được, dân số tăng nhanh... cho thấy nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng là nhu cầu rất bức thiết với TP.HCM.
Năm 2019, TP.HCM lần đầu tiên đạt kỷ lục thu ngân sách trên 400 nghìn tỷ đồng, vượt 3% so với chỉ tiêu Trung ương giao. Con số này cao hơn tổng số thu dự toán của các thành phố trực thuộc Trung ương cộng lại gồm: Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng và Hải Phòng. Tuy thu ngân sách cao nhưng tỷ lệ ngân sách TP.HCM được giữ lại thuộc nhóm thấp nhất cả nước. Trước nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, TP.HCM đang xây dựng đề án đề xuất tăng tỷ lệ ngân sách được giữ lại từ 18% - 33% theo lộ trình 10 năm và dự kiến trình Trung ương vào tháng 1/2020.
Theo đó, đề xuất lộ trình tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách TP.HCM như sau:
- Giai đoạn 2018 - 2020, tỷ lệ điều tiết là giữ nguyên 18%;
- Giai đoạn 2021 - 2025, tỷ lệ điều tiết là 24%;
- Giai đoạn 2026 - 2030, tỷ lệ điều tiết là 33%. (33% cũng là mức điều tiết bằng mức năm 2003)
Bình quân một năm thành phố tăng 208.000 người, gần bằng số dân một quận trung bình, mật độ dân số cao gấp 13 lần mật độ trung bình của cả nước. Điều này đã tạo nên một áp lực rất lớn cho thành phố. Theo lãnh đạo TP.HCM, việc được tăng phần tỷ lệ ngân sách giữ lại sẽ giúp TP.HCM có thêm điều kiện đầu tư, giải quyết nhiều vấn đề còn tắc nghẽn, đóng góp nhiều hơn cho ngân sách Trung ương hàng năm.
Việc giảm tỷ lệ ngân sách được giữ lại từ 24% xuống còn 18% đã khiến TP.HCM hụt thu hơn 10.000 tỷ đồng mỗi năm. Thành phố đã vượt qua nhiều khó khăn để vẫn giữ vai trò đầu tàu, thu ngân sách cao nhất nước. Tuy nhiên, nếu không giải quyết các tắc nghẽn, tốc độ tăng trưởng kinh tế của TP.HCM có nguy cơ bị giảm sút.
Theo nhiều chuyên gia, đây là thời điểm phù hợp để TP.HCM đưa ra kiến nghị với Trung ương. Tuy nhiên, có một vấn đề là nếu tăng tỷ lệ điều tiết cho TP.HCM sẽ phải giảm điều tiết cho các tỉnh thành khác, những địa phương dù không làm ra nhiều tiền nhưng đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ trọng trách quốc gia. Ngược lại, nếu giữ nguyên tỷ lệ điều tiết ngân sách như hiện tại, TP.HCM sẽ không có động lực đầu tư phát triển, đột phá. Để giải quyết vấn đề này, theo các chuyên gia, TP.HCM không "xin tiền" mà "xin cơ chế" để có thêm nguồn thu.
Hiện nguồn thu ngân sách lớn nhất của thành phố đến từ khu vực kinh tế, chiếm trên 67%. Việc tăng thêm phần ngân sách cho TP.HCM cơ bản là tạo "vốn mồi" trong một giai đoạn nhất định để nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố, từ đó tạo động lực để nuôi dưỡng nguồn thu. Khi "chiếc bánh" ngân sách ngày càng lớn hơn, phần ngân sách dành cho TP.HCM cũng sẽ lớn theo.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
Cùng chuyên mục
Nghề ép cá cảnh của cụ ông 83 tuổi ở Cần Thơ
VTV.vn - Ở Cần Thơ có một ông lão 83 tuổi nhưng có đến 70 năm theo nghề nuôi cá cảnh. Công việc này của ông là một điều thú vị.
thứ sáu, 7/5/2021
Trải nghiệm bên trong tầng B1 ga Ba Son vừa hoàn thiện
VTV.vn - Hình ảnh thực tế bên ngoài của tầng B1 nhà ga Ba Son như thế nào? Quý vị hãy phóng viên VTV tìm hiểu nhé!
thứ năm, 6/5/2021
Kiến trúc Huế giữa lòng Nam bộ
VTV.vn - Ở Bến Tre có một căn nhà cổ “Huỳnh Phủ” đã gần 130 năm tuổi mang đặc của kiến trúc Huế.
thứ ba, 4/5/2021
Thời trang tái chế từ vải bạt mái hiên, ô tô
VTV.vn - Một nhóm bạn trẻ ở TP. HCM đã có cách làm sáng tạo để "giải cứu" những tấm bạt mái hiên, bạt phủ ô tô khi đã hết sử dụng được.
thứ năm, 29/4/2021
Khám phá“ Vương quốc hang động”
VTV.vn - Những hệ thống hang động trong vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng trở thành điểm đến hấp dẫn với những người thích thám hiểm.
thứ tư, 28/4/2021
Quán cơm khác biệt
VTV.vn - Trong cuộc sống, đôi khi cùng là hành động thiện nguyện, nhưng sự khác biệt trong cách làm lại góp phần lan tỏa những thông điệp nhân văn.
thứ ba, 27/4/2021