Đào vàng trái phép bùng nổ ở Ghana
VTV9.vtv.vn - Những món trang sức vàng lấp lánh có sức hút mê hoặc với nhiều người. Nhưng đằng sau 1 chiếc dây chuyền hay nhẫn vàng tinh xảo, có những câu chuyện mà không phải ai cũng biết tới.
Tại quốc gia Tây Phi Ghana, hoạt động khai thác vàng không có giấy phép đang bùng nổ. Bất chấp rủi ro, nhiều người vẫn đổ đến những mỏ vàng này mang theo hy vọng đổi đời. Thế nhưng, đổi đời đâu chưa thấy, còn hậu quả với chính bản thân và môi trường thì đã thấy rõ rồi.
Tại một mỏ vàng không có giấy phép ở Ghana, những người đàn ông lội trong những vũng nước bùn lẫn thủy ngân, kéo đá bằng tay không và dùng một máng xối ọp ẹp để tìm kiếm quặng quý.

Mỏ vàng đổ nát này là một phần của ngành khai thác vàng trái phép đang bùng nổ tại Ghana. Dụng cụ bảo hộ đều là tự chế: Chiếc túi nilong để trùm đầu, bao tải dứa tròng vào người, ai đầy đủ hơn thì có thêm chiếc kính bơi hoặc ủng cao su. Việc làm tự phát này tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe, thậm chí tính mạng của thợ mỏ, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh… Thế nhưng, vì miếng cơm manh áo, có những người dân nghèo Ghana vẫn mạo hiểm làm công việc này.
Một người dân Ghana nói rằng: “Trước khi bắt tay vào làm công việc này, tôi hoàn toàn tay trắng. Nên tôi quyết định mình phải làm việc này thôi và nhất định phải kiếm được gì đó. Khi bắt đầu khai thác, tôi kiếm được khoảng 60 nghìn cedis. Thế là tôi rủ các anh em tới làm chung”.
60 nghìn cedi - đơn vị tiền tệ của Ghana, chỉ tương đương 100 nghìn đồng. Thế nhưng với những người dân nghèo nó, đó là sự hứa hẹn cho 1 cuộc sống bớt vất vả, thậm chí là cơ hội đổi đời.
Ngành khai thác vàng không có giấy phép tại Ghana đã bùng nổ với tốc độ chóng mặt trong năm nay, khi giá vàng toàn cầu tăng gần 30%. Gần một nửa tổng sản lượng vàng của Ghana đến từ các mỏ nhỏ, trong đó đa phần các mỏ nhỏ là không có giấy phép.
Mối nguy hiểm của việc đào vàng trái phép là không thể phủ nhận. Hàng chục thợ mỏ đã thiệt mạng trong các vụ sập mỏ vàng tại Ghana những năm gần đây. Các bệnh viện cũng báo cáo số lượng lớn các ca tử vong sớm do bệnh phổi ở thợ mỏ và và cư dân xung quanh. Nguyên nhân là do hít phải bụi có chứa kim loại nặng như chì, khói độc từ thủy ngân và axit nitric mà thợ mỏ sử dụng để lọc vàng ra khỏi trầm tích. Sau đó, các hóa chất này được đổ xuống đất hoặc ra sông. Cơ quan quản lý nước của Ghana cho biết thủy ngân và kim loại nặng từ hoạt động khai thác này đã làm ô nhiễm khoảng 65% nguồn nước.

Ông Aboubacar Saekh - Người dân Ghana: “Hoạt động khai thác vàng trái phép cần phải dừng lại. Nước là nguồn sống, thế nhưng nước của chúng tôi đã bị ô nhiễm biết bao lâu rồi? Nếu muốn sống lâu hơn thì dừng ngay hoạt động này lại. Chẳng ai muốn vào viện vì bệnh thận hay bệnh phổi cả”.
Nhà chức trách Ghana đã nỗ lực triệt phá hoạt động khai thác vàng trái phép này trong những năm qua. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn âm thầm diễn ra, đặt ra nhiều thách thức với cơ quan quản lý.
Cùng chuyên mục
Xe Lexus lao lên vỉa hè, hất văng người đi bộ và xe máy điện
Hôm qua trên địa bàn thành phố Sơn La đã xảy ra vụ tai nạn. Chiếc xe Lexus đang di chuyển trên đường thì bất ngờ lao lên vỉa hè rồi tông vào một người ...
thứ ba, 8/4/2025
Vụ mẹ giết con để trục lợi bảo hiểm, người dân phẫn nộ
Trước thông tin Công an tỉnh Quảng Nam khởi tố và bắt tạm giam đối tượng Tô Thị Ty Na về hành vi "Giết người", sự việc đã khiến người dân huyện Thăng ...
thứ ba, 8/4/2025
Diễn tập bắn đại bác ở bến Bạch Đằng
Sáng nay 08/4, lần đầu tiên lực lượng Đội Pháo Lễ chuẩn bị cho Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước bước vào buổi tập luyện đầ ...
thứ ba, 8/4/2025
Dự báo thời tiết Sáng (08/4/2025)
thứ ba, 8/4/2025
Công an Hà Nội lội ngược dòng trên sân Đà Nẵng
Tối qua, vòng 17 giải bóng đá vô địch quốc gia V-League tiếp tục diễn ra. Công an Hà Nội đến làm khách trên sân Đà Nẵng đội bóng đứng cuối bảng xếp hạ ...
thứ ba, 8/4/2025
Người Việt tiêu thụ thịt heo top đầu thế giới
Quý vị biết gì chưa? Lượng thịt heo tiêu thụ trong nước luôn ở mức cao, dẫn đến nguồn thịt heo trong nước cung cấp đến người tiêu dùng luôn bị thiếu h ...
thứ ba, 8/4/2025