Đừng để trẻ rối loạn ngôn ngữ khi học song ngữ

 
Đừng để trẻ rối loạn ngôn ngữ khi học song ngữ

VTV9.vtv.vn - Giai đoạn từ 2-6 tuổi được xem là "thời điểm vàng" để trẻ phát triển ngôn ngữ. Ở thời điểm này, việc tiếp nhận, hình thành năng lực ngôn ngữ ở trẻ diễn ra mạnh mẽ. Tuy nhiên, bậc phụ huynh cần lưu ý cho trẻ phát triển song ngữ như thế nào là phù hợp và cẩn trọng để trẻ không bị rối loạn ngôn ngữ.

Đã gần 4 tuổi nhưng bé gái này vẫn nói ngọng nhiều và chưa thể diễn đạt ý trọn vẹn. Em đang được theo học chương trình mầm non song ngữ. 

Mỗi ngày tại khoa Tâm lý - Vật lý trị liệu Y học cổ truyền, Bệnh viện Nhi đồng 2, TP. HCM đều tiếp nhận các trường hợp trẻ đến thăm khám vì gặp những vấn đề về phát triển ngôn ngữ như nói ngọng, nói lắp hay không diễn đạt được câu, ý trọn vẹn.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Bích, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh: “Bé nói ngọng nhiều, phải lắng tai lắm mới hiểu được ý bé nói, thấy vậy nên gia đình cũng đưa bé đi khám cho yên tâm…”

Theo các chuyên gia, các lợi ích của việc nói hai ngôn ngữ với trẻ em ngày càng được ghi nhận rộng rãi. Bộ não của trẻ liên tục sinh ra các kết nối mới, do đó khả năng tiếp thu ngôn ngữ ở trẻ dễ dàng hơn rất nhiều so với ở người lớn. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp trẻ có dấu hiệu rối loạn ngôn ngữ thì phụ huynh không nên cho trẻ tiếp xúc cùng lúc nhiều ngôn ngữ.

TC24H-1411-23 NG Châu Thuyết Như.jpg
Thạc sĩ Nguyễn Châu Tuyết Như, Khoa Tâm lý - Vật lý trị liệu Y học cổ truyền, Bệnh viện Nhi đồng 2, TP. Hồ Chí Minh

Thạc sĩ Nguyễn Châu Tuyết Như, Khoa Tâm lý - Vật lý trị liệu Y học cổ truyền, Bệnh viện Nhi đồng 2, TP. Hồ Chí Minh: “Đối với các trẻ rối loạn ngôn ngữ, có các vấn đề về thần kinh, chậm nói, nói ngọng, nói lắp… thì cần được thăm khám và xác định cụ thể. Từ đó xác định ngôn ngữ thế mạnh của trẻ, tập trung phát triển ngôn ngữ đó trước”.

Để tránh những tác động xấu đến trẻ trong quá trình học ngoại ngữ, cha mẹ cũng cần lưu ý một số điều sau: Thận trọng trong việc áp dụng các phương pháp học ngoại ngữ sớm cho trẻ. Cần phân biệt rõ ràng thời điểm nói hai ngoại ngữ, tránh việc học song song cùng thời điểm có thể khiến trẻ bị nhầm lẫn hay pha trộn ngôn ngữ. Phân bổ thời gian học hợp lý để tránh khiến trẻ bị quá tải gây ra sự sợ hãi học ngoại ngữ và kiên trì khi dạy trẻ học ngoại ngữ để não bộ của trẻ có thời gian tiếp thu dần dần.
 

 
Share:

Cùng chuyên mục

 

TP. HCM rộn ràng đón Giáng sinh sớm

Cứ dịp này hàng năm là các tuyến phố chính ở TP.HCM lại ngập tràn sắc màu. Năm nay, diện mạo lễ hội còn đến sớm hơn, khi đa số các địa điểm nổi tiếng ...