Giải quyết công trình lãng phí, cơ hội cho dự án mới

 
Giải quyết công trình lãng phí, cơ hội cho dự án mới

VTV9.vtv.vn - Với nhiều chính sách đặc thù, Nghị quyết 98 đã "mở đường" cho TP. Hồ Chí Minh triển khai lại hình thức đầu tư hợp tác công tư, hay còn gọi là PPP, một mô hình trong đó doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây dựng công trình, còn nhà nước hỗ trợ bằng cách bố trí đất để bù đắp chi phí.

Thế nhưng, hiện nay, nhiều dự án vẫn đang dở dang mà chưa có phương án tháo gỡ vướng mắc. Điều này không chỉ tồn tại sự lãng phí, mà còn đồng nghĩa với việc chưa có cơ hội mở ra cho các dự án mới. 

Nhà thi đấu Phan Đình Phùng đầu tư theo phương án BT- (hình thức đầu tư hợp đồng xây dựng - chuyển giao công trình), gần 15 năm dở dang thì nhà đầu tư đã bỏ cuộc. Đường vành đai 2 TP. HCM còn 2,7 km nhưng cũng chưa khép kín. Dự án chống ngập 10.000 tỷ hoàn thành tới hơn 90% vẫn chưa đưa vào sử dụng.

3 dự án giá trị hàng chục ngàn tỷ đồng này bị một vướng mắc chung đó là cơ chế dùng đất thanh toán cho nhà đầu tư. Theo NĐ 69 năm 2019, có qui định phải xác định được giá trị đất, nhưng hiện cơ chế xác định giá đất lại rất khó thực hiện.

tc24h-3110-15 Vũ Đình Tân.jpg
Ông Vũ Đình Tân - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nam Group

Ông Vũ Đình Tân, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nam Group: “Quốc hội đã cho TP. Hồ Chí Minh Nghị quyết 98 để tháo gỡ, nếu mà Thành phố quyết tâm thực hiện thì có thể xử lý được dự án này”.

Theo Sở GTVT TP. Hồ Chí Minh, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, vốn bố trí hạ tầng giao thông là hơn 52.740 tỷ đồng. Nhưng tiền chỉ có 19,8% so với tổng nhu cầu. 80% dự kiến huy động từ đầu tư tư nhân. Chủ trương đã rõ, nhưng khi triển khai thì vướng mắc. Hiện TP. Hồ Chí Minh có tới 11 dự án BT đang dở dang với số vốn hàng trăm ngàn tỷ đồng. 

tc24h-3110-15 Tran Du Lịch.jpg
Ông Trần Du Lịch - Chuyên gia Kinh tế

Ông Trần Du Lịch, Chuyên gia Kinh tế: “Theo tôi thì đầu tư PPP thì nên tách riêng dự án, có nghĩa là đấu thầu dự án xây dựng, còn phần đất để cho dự án thì cũng đấu giá, để lấy tiền đó trả cho nhà đầu tư.”

tc24h-3110-15 Ngô Quynh ANh.jpg
Luật sư Ngô Quỳnh Anh - Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam

Luật sư Ngô Quỳnh Anh, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam: “Nếu tách riêng ra thì nó không còn là PPP nữa, Thành phố nên chuẩn bị sẵn nguồn đất để khi có dự án có thể dễ dàng thực hiện, thay vì loay hoay đi tìm vị trí”.

Từ nay đến năm 2030 thì nhu cầu vốn cho hạ tầng giao thông lên tới 960.000 tỷ đồng. Do ngân sách không thể đảm bảo được khoản chi rất lớn này. Chính vì vậy, Thành phố cần kết hợp giữa đầu tư công và phát huy các ngồn vốn xã hội thông qua các hình thức như PPP mà Nghị quyết 98 vừa được Quốc hội thông qua đã cho thành phố cơ chế. Nhưng nếu không mạnh dạn áp dụng Nghị quyết 98 gắn chặt với mô hình Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP. Hồ Chí Minh thì cánh cửa đầu tư PPP vẫn đóng chặt. Điều này dẫn đến sự lãng phí tiếp tục kéo dài.

 
Share:

Cùng chuyên mục

 
 
 

200 năm kênh Vĩnh Tế

Kênh đào Vĩnh Tế là công trình thủy lợi quan trọng của khu vực Tây Nam Bộ và tỉnh An Giang từ thế kỷ 19 đến nay. Theo sử liệu, kênh Vĩnh Tế được vua G ...