Giữ cây buông ở lại với người làng

 
Giữ cây buông ở lại với người làng

VTV9.vtv.vn - Những chiếc quạt xanh khổng lồ-nhiều người đã ví von như vậy về những lá buông tại các ngôi làng ở xã Khánh Hiệp, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. Rất nhiều điều thú vị bao quanh nơi ở của người dân chính là những cây buông này, tạo nên không gian sống bình yên và gần gũi với thiên nhiên.

Cũng vì lý do đó, dù hiện nay "lá buông" ít được sử dụng, nhưng nhiều gia đình vẫn nỗ lực gìn giữ cây buông như một phần quý giá trong văn hóa và đời sống hàng ngày của làng.

Nơi cao nhất làng chính là những đọt cây này, lá tựa như những chiếc quạt khổng lồ vươn lên trời.
Gốc cây cũng to không kém, hai, ba người cùng ôm, mới đo hết gốc cây…
Người ở xa đến làng Ba Cẳng, xã Khánh Hiệp, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa, việc đầu tiên vẫn là ngước mắt nhìn loài cây này. Cây buông đã làm nên điều khác biệt cho ngôi làng giữa núi. 

2909-SPN-Giữ cây buông ở lại với người làng-2.jpg
2909-SPN-Giữ cây buông ở lại với người làng- Y LIEM.jpg
Ông Y Liêm - Xã Khánh Hiệp,  huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa

Ông Y Liêm - Xã Khánh Hiệp,  huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa cho rằng: “Nó tự mọc từ trái do chim tha tới. Ở đâu cũng mọc, cây ra hoa thì cao lắm đến 20 mét”.

Không ai trồng, nhưng tại các ngôi làng ở xã Khánh Hiệp, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa lại có nhiều cây buông. Cây buông mọc trên rừng, trên những con đường trong làng và quanh nhà ở. Miền núi Khánh Hiệp, trời thường oi bức. Nếu không có những cây buông quanh nhà, không ai biết  cách nào để chống chọi với khắc nghiệt thời tiết. Trước đây, khi chưa xây nhà kiên cố, người làng dùng lá buông để lợp nhà. 

Lá buông thường dài từ 2 mét rưỡi đến 3 mét. Lá được chẻ ra, sau đó dùng để đan thành mũ đội đầu, thành giỏ đi chợ. Thân cây buông thì chẻ ra, vót thành đũa, gặp lửa nóng hay ngâm nước lâu ngày cũng khó hư. Bà Trần Thị Thời - Xã Khánh Hiệp, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa :"Quý cây buông này lắm vì để làm nhiều thứ, chẻ ra thế này rồi đan". 

2909-SPN-Giữ cây buông ở lại với người làng-3.jpg


Hữu ích là vậy, nhưng càng về sau, càng ít người dùng đến cây buông. Trong khi đó, nhiều người muốn có thêm đất canh tác, thêm đất làm nhà nên đã chặt bỏ cây buông. Nhưng, những người sống ở làng từ nhỏ đến lớn như Mơ Lô Y Rắc thì lại khác, luôn tìm cách giữ lại cây buông. Cây buông bên nhà ông bắt đầu mọc lên từ cách đây 15 năm. Đến giờ, ông vẫn giữ và đây là một trong những cây buông nhiều năm tuổi nhất làng. Ông Mơ Lô Y Rắc - Xã Khánh Hiệp,  huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa :"Giờ chết hết, do người ta chặt nhiều quá. Hồi xưa có nhiều cậy buông, giờ không có thì buồn nên phải giữ".
Ở những nơi như xã Khánh Hiệp, huyện Khánh Vĩnh, cây buông rất dễ mọc. Giữ lại cây buông quanh nhà không phải là khó, chỉ là cho cây buông một không gian để mọc, để lớn lên. Khi đó, người dân sẽ có được không gian sống chan hòa với thiên nhiên và giữ lại vẻ đẹp yên bình vốn có của những ngôi làng nhiều khác biệt nhờ cây buông.

 

 

 


 

Share:

Cùng chuyên mục

 
 

200 năm kênh Vĩnh Tế

Kênh đào Vĩnh Tế là công trình thủy lợi quan trọng của khu vực Tây Nam Bộ và tỉnh An Giang từ thế kỷ 19 đến nay. Theo sử liệu, kênh Vĩnh Tế được vua G ...