Hình tượng táo quân trong tranh dân gian việt nam

VTV9.vtv.vn - Đối với người dân Việt Nam, lễ thờ cúng Táo quân gắn với ngày 23 tháng Chạp hàng năm là một phong tục đẹp đã có từ lâu đời, và nét tín ngưỡng này cũng được thể hiện một cách đặc sắc trong nhiều loại hình văn hóa truyền thống.
Đối với các dòng tranh dân gian ở các vùng miền khác nhau, hình tượng Táo quân cũng được khắc họa với những nét riêng thể hiện đời sống tinh thần vô cùng phong phú của cha ông ta.
"Không chỉ là những nét vẽ đơn giản, những nét khắc mộc mạc, không chỉ là những màu sắc tự nhiên, rực rỡ, phong phú, đa dạng; mà người ta có thể thấy được ở đó một bách khoa thư về phong tục và tập quán của người dân Việt."
Dù đã có hơn 20 năm nghiên cứu về mỹ thuật dân gian Việt Nam và có nhiều công trình tâm huyết về đề tài này, họa sĩ Trang Thanh Hiền vẫn luôn tìm thấy những giá trị mới mẻ từ các tác phẩm mang chủ đề Tết cổ truyền dân tộc.

PGS. TS. Trang Thanh HIền, Họa sĩ, Nhà Nghiên cứu mỹ thuật dân gian Việt Nam: “Trong các dòng tranh dân gian Việt Nam thì ông Công, ông Táo là một hình tượng rất là đẹp và mỗi dòng tranh dân gian lại có một sự thể hiện khác biệt nhau. Ví dụ như trong tranh dân gian Đông Hồ chẳng hạn, ta sẽ thấy chữ ở trên tranh đề chữ là Táo quân thần vị. Trong tranh có hai ông và một bà. Trên ban thờ ở phía trước mặt của những vị này, ta nhìn thấy có hình ảnh là con cá. Các vị táo quân cưỡi cá bay về trời. Đó là một tín ngưỡng rất là thú vị của người Việt.”
Hình tượng táo quân cũng được tiếp nối ở các vùng miền khác nhau. Từ tranh Đông Hồ đến tranh dân gian Làng Sình thì khác một chút. Trên đĩa bày ở chính giữa trung tâm của bức tranh thì nó là xôi oản. Một đĩa bầy tủ ụ lên như thế này. Hầu như trong các tranh thần bếp thì đều gửi gắm một thông điệp về sự trù phú cũng như sự giàu sang cho một năm mới.
Trong các dòng tranh kiếng Nam Bộ thì vị táo quân chiếm vị trí trung tâm. Ông này mặc phẩm phục quan lại rất sang trọng. Hai vị thần phụ trợ hai bên táo quân này sẽ phụ giúp việc ghi chép công tội của gia chủ, đến cuối năm thì sẽ bẩm báo lên thiên đình.
Tranh Tết Việt Nam cũng là nguồn cảm hứng để họa sĩ Trang Thanh Hiền sáng tạo cho mình những tác phẩm mới mang đậm văn hóa dân gian. Tuy nhiên, điều khiến chị trăn trở là việc phong tục thờ tranh Táo quân ở nhiều địa phương dường như đang dần mai một.
PGS. TS. Trang Thanh HIền, Họa sĩ, Nhà Nghiên cứu mỹ thuật dân gian Việt Nam: "Tôi vốn là một người nghiên cứu. Mỗi lần tôi đụng đến một bức tranh hay xem lại những bức tranh này tôi đều cảm thấy rằng có rất nhiều ý nghĩa hàm chứa trong đó. Hiểu biết về kho tàng phong phú vào đồ sộ này thì ta cũng làm một cách chúng ta làm phong phú đời sống tinh thần của mỗi con người hiện nay.
Cùng chuyên mục
Dự báo thời tiết (19/04/2025)
thứ bảy, 19/4/2025
Công an cửa khẩu nhận bằng khen và huân chương
Tại TP. HCM, Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an đã dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Công an cửa khẩu - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơ ...
thứ bảy, 19/4/2025
3 đêm bắn pháo hoa tại TP.Hồ Chí Minh
Không khí đại lễ 30/4 tại TP. Hồ Chí Minh sẽ bừng sáng rực rỡ trong 03 đêm pháo hoa liên tiếp - bắt đầu từ tối nay 19/4, tiếp tục vào 26/4 và cao điểm ...
thứ bảy, 19/4/2025
Khai thác nhà ga T3, công suất 20 triệu hành khách/năm
Tại TP. Hồ Chí Minh , Lễ khánh thành Nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cũng đã chính thức khánh thành vào sáng nay, cùng lúc ...
thứ bảy, 19/4/2025
TP. Hồ Chí Minh điều chỉnh phân luồng giao thông
thứ bảy, 19/4/2025
Đô thị lấn biển Cần Giờ: Kỳ vọng thành trung tâm mới của TP. Hồ Chí Minh
Cùng với sự kiện khánh thành nhà ga T3 của sân bay Tân Sơn Nhất, tại TP. HCM, một công trình quy mô lớn khác cũng chính thức khởi công - Dự án đô thị ...
thứ bảy, 19/4/2025