Khánh Hoà đẩy mạnh “Lấy di tích nuôi di tích”

VTV9.vtv.vn - "Lấy di tích nuôi di tích" - bảo tồn nhưng không đứng im mà làm cho di tích sống lại để phát huy, lan tỏa và làm tăng thêm giá trị của di tích, di sản. Tỉnh Khánh Hòa là một trong những địa phương điển hình đã và đang triển khai hiệu quả giải pháp này. Nhiều di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh của địa phương luôn nằm trong top đầu những điểm hấp dẫn mà du khách khắp nơi tìm đến.
Tháp Bà Ponagar - quần thể di tích hàng trăm năm chứa đựng nhiều giá trị về mặt văn hóa, khoa học, lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật, mang đậm dấu ấn, bản sắc của người Champa cổ.
Đến đây, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng những tuyệt tác kiến trúc xưa, mà còn hiểu hơn về đời sống tinh thần của người Chăm, thông qua những lễ hội được tái hiện, như chương trình về đêm: "Linh thiêng xứ trầm" và "Trăng soi dáng tháp".

Bà Anne Lise Flavik, Du khách Na Uy: “Ở đây có một sự kết hợp giữa văn hóa và tôn giáo theo một cách rất hay, dưới ánh trăng soi, tôi cảm thấy rất thú vị. Những bài hát rất hay, âm nhạc thì cực kỳ lôi cuốn. Một trải nghiệm tuyệt vời đối với tôi”.
Với cảnh quan thiên nhiên độc đáo, danh thắng quốc gia Hòn chồng - Hòn Đỏ gần đây cũng duy trì những buổi hòa tấu nhạc cụ dân tộc truyền thống, thu hút hàng triệu lượt khách đến tham quan, mang lại doanh thu hàng chục tỷ đồng.
Ông Nguyễn Tuấn Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích tỉnh Khánh Hòa: “Từ việc tổ chức các chương trình đã thu hút khách du lịch và đem lại một nguồn thu, để rồi từ nguồn thu đó, trung tâm lại thực hiện công tác bảo tồn cũng như hoạt động hàng ngày, hai cái này nó phải gắn với nhau, tương quan với nhau trong việc tác động qua lại giữa bảo tồn và phát huy”.
Song song với công tác bảo tồn, trùng tu, Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa đã cho triển khai số hóa di sản, đẩy mạnh quảng bá, tuyên truyền các giá trị của di sản, mang lại những kết quả tích cực.

Ông Đinh Văn Thiệu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa: “Tầm nhìn của tỉnh Khánh Hòa thì phát triển du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn. UBND tỉnh đã chỉ đạo cho các địa phương tiếp tục tăng cường công tác gìn giữ các di sản văn hóa và dành một nguồn lực thích đáng để từng bước đầu tư tôn tạo và đồng thời cũng khuyến khích xã hội hóa các hoạt động trùng tu tôn tạo các di tích”.
Làm sống lại các di tích - một cách làm đã và đang cho thấy tính hiệu quả, khi lượng khách đến Khánh Hòa tăng trưởng qua mỗi năm. Đây cũng là chủ trương của Tỉnh ủy Khánh Hòa với mục tiêu phát huy các giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững.
Cùng chuyên mục
Mô hình vừa sạc vừa nghỉ ngơi hút nhiều tài xế xe công nghệ
Trong khi chờ các nhà quản lý lên lộ trình về việc chuyển đổi xe xăng sang xe điện, nhiều nơi tại TP. Hồ Chí Minh đã có cách làm sáng tạo để giúp xe đ ...
chủ nhật, 27/7/2025
Sau sáp nhập, phí cảng biển vẫn chưa thống nhất
Từ năm 2022, TP. Hồ Chí Minh đã áp dụng phí cảng biển cho hàng hoá qua cảng tại địa phương này. Container 20 feet là 2,2 triệu đồng và 40 feet là 4,4 ...
chủ nhật, 27/7/2025
Những mô hình Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi
Là người lính từng trải qua bao khó khăn gian khổ, nên khi trở về đời thường cuộc sống gặp phải những gian truân vẫn không làm khuất phục ý chí của nh ...
chủ nhật, 27/7/2025
Dự báo thời tiết (27/7/2025)
chủ nhật, 27/7/2025
Chuyện chưa kể của một anh hùng
Những câu chuyện đặc biệt đằng sau chiến công hiển hách của những người lính cụ Hồ năm xưa vẫn luôn được nhắc nhớ đến ngày hôm nay, như một kí ức khôn ...
chủ nhật, 27/7/2025
Để hút khách đến các phố kinh doanh
Có câu "Buôn có bạn, bán có phường". Những con phố buôn bán 1 loại mặt hàng chuyên biệt như ở TP. Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh không còn quá xa lạ. Tuy ...
chủ nhật, 27/7/2025