Lãng phí ở khu tái định cư bỏ hoang

 

VTV9.vtv.vn - Thành phố Hồ Chí Minh hiện có gần 10.000 căn hộ tái định cư đang trong tình trạng bỏ hoang suốt nhiều năm qua. Điều này không chỉ khiến nhiều người đặt câu hỏi về cách quản lý, mà còn cho thấy những bất cập trong việc sử dụng quỹ nhà tái định cư, vốn được xây dựng để đáp ứng nhu cầu chỗ ở của người dân bị di dời.

Thực trạng hàng ngàn căn hộ bỏ trống trong khi nhiều người vẫn thiếu nơi an cư ổn định đang gây ra một sự lãng phí đáng kể. Đất đai, nguồn lực và ngân sách - tất cả đều đang bị lãng phí một cách vô nghĩa. Đây rõ ràng là vấn đề cần được nhìn nhận nghiêm túc và những giải pháp quyết liệt hơn. 

Đây là khu tái định cư Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh được TP. Hồ Chí Minh đầu tư với tổng kinh phí hơn 1.000 tỷ đồng trên diện tích hơn 30ha, dành để tái định cư cho những hộ dân bị giải phóng mặt bằng trên địa bàn từ năm 2012. Toàn bộ khu tái định cư có khoảng 500 đất nền, gần 2.000 căn hộ nhưng sau hơn 10 năm, tại đây vẫn còn khoảng 1.500 căn hộ chưa có người ở. Chính vì thế những căn hộ này ngày càng xuống cấp.

0811- PNHN-.DUONG THANH TU-Lãng phí ở khu tái định cư bỏ hoang.jpg
Ông Dương Thanh Tú - Khu tái định cư Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh

Ông Dương Thanh Tú - Khu tái định cư Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh: “Không có người ở thì nó xuống cấp quá. Lượng người nó còn ít, cũng muốn làm sao cho dân về ở đông thì sau này mình có cái hướng thành lập ban quản trị thì mình quản nó tốt hơn”.

Sau nhiều lần đấu giá không thành, 3.790 căn hộ tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm vẫn bị bỏ hoang và có những hạng mục đang xuống cấp. Theo kế hoạch, cuối năm 2024, số căn hộ được định giá khoảng 10.0000 tỷ đồng này sẽ hoàn tất thủ tục để đấu giá. Tuy nhiên, chuyện đấu giá thành bại ra sao vẫn còn là một ẩn số.

0811- PNHN-.PHAM VIET THUAN.jpg
Tiến sĩ Phạm Viết Thuận - Viện trưởng Viện Kinh tế Tài nguyên & Môi trường TP. Hồ Chí Minh

Tiến sĩ Phạm Viết Thuận - Viện trưởng Viện Kinh tế Tài nguyên & Môi trường TP. Hồ Chí Minh: “Trong giai đoạn này việc đấu giá rất khó nhưng muốn đấu giá cho được thì chúng ta phải có cơ chế sau khi đấu giá là chúng ta có thể tổ chức để cho doanh nghiệp phân kỳ. Mà phân kỳ đó đảm bảo là chúng đúng quy định. Ví dụ chúng ta phân kỳ 12 tháng, 24, 36 tháng thì doanh nghiệp họ có kỳ vọng lợi nhuận thì họ mới đầu tư. Chứ chúng ta cứ để như vậy thì chung cư nó càng xuống cấp, chúng ta duy tu sửa chữa thì kinh phí nó lại càng nhiều hơn”.

Dù chưa có người ở, những mỗi năm, TP. Hồ Chí Minh phải chi khoảng 70 tỉ đồng để phục vụ công tác trông coi, bảo trì, bảo dưỡng các khối chung cư này. Nếu việc đấu giá thành công không chỉ tránh lãng phí mà còn đẩy ra thị trường nguồn cung lớn để đáp ứng nhu cầu nhà ở hiện nay của người dân Thành phố.

 

 

Share:

Cùng chuyên mục

 
 
 
 

Xuất khẩu gạo cán đích 5 tỷ usd

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 10 tháng qua, Việt Nam xuất khẩu gần 7,8 triệu tấn gạo, thu về hơn 4,8 tỷ đô la Mỹ. Với đà này, mục ...