Liên kết xuất khẩu cây giống - hướng đi mới ở vùng hoa Đà Lạt

VTV9.vtv.vn - Nhân sự kiện Festival Hoa Đà Lạt, các chuyên gia trong và ngoài nước đã có mặt ở vùng hoa Đà Lạt để tìm hướng đẩy mạnh xuất khẩu cây giống - lĩnh vực được đánh giá còn nhiều dư địa ở những địa phương như Lâm Đồng. Vấn đề đặt ra hiện nay là các giải pháp khai thác tốt lợi thế, có những đầu tư phù hợp, nhất là xây dựng các mối liên kết.
Những cây giống này sẽ có mặt ở Hà Lan và Mỹ… Tất nhiên, để xuất khẩu cây giống sang các nước, tiêu chuẩn chất lượng là yêu cầu hàng đầu. Cũng vì vậy, hơn 10 năm trước, khi khởi nghiệp sản xuất cây giống theo phương pháp nuôi cấy mô để xuất khẩu, doanh nghiệp này đã đầu tư đúng mức về công nghệ, hoàn thiện quy trình sản xuất mà mọi khâu đều có sự kiểm soát tối đa các mối nguy gây hại cây trồng. Nhờ vậy, đến năm nay, doanh nghiệp đã xuất khẩu được 12 triệu cây giống.

Ông Hồ Anh Dũng - Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ sinh học F1, tỉnh Lâm Đồng: “Ngành nuôi cấy mô Lâm Đồng đủ sức cạnh tranh với các nước trên thế giới, không thua kém các nước về công nghệ sinh học. Ngành nuôi cấy mô là ngành đầu tiên của chuỗi sản xuất vì tạo ra cây giống, nó bổ sung hai yếu tố vừa xuất khẩu, vừa nâng cao năng lực nông nghiệp nội địa”.
Hiện tại, có 6 doanh nghiệp sản xuất cây giống nuôi cấy mô ở Lâm Đồng đã cùng nhau liên kết. Một mặt chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ công nghệ sản xuất cây giống, mặt khác tổ chức kết nối với các đối tác ở các nước . Kết quả mang lại của nhóm liên kết là tăng lượng cây giống xuất khẩu lên 35 triệu cây trong năm nay, thu về từ 7-8 triệu đô la Mỹ, giải quyết việc làm hơn 800 lao động. Trong thực tế, khả năng xuất khẩu cây giống của Lâm Đồng còn có thể tăng hơn nữa, nếu như ngành sản xuất cây giống nuôi cấy mô có hướng đi đúng.
Ông Phan Đình Lân - Công ty Cố vấn nuôi cấy mô, Cộng hòa Pháp: “Tốt nhất các phòng nuôi cấy mô nên tập trung lại thành 1 khối, tạo ra đại diện thương mại. Đại diện này phải đi ra nước ngoài, lấy đơn hàng về rồi tổ chức sản xuất”.

Ông Lại Thế Hưng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Hoa Đà Lạt: “Cần quy hoạch khu vực sản xuất cấy mô mang tính quốc tế, từ đó mới đủ cơ sở hạ tầng. Chúng tôi nghĩ trong tương lai sẽ đề xuất chính sách giúp Lâm Đồng có bước đột phá về nuôi cấy mô”.
Sau đại dịch Covid-19, thị trường hoa toàn cầu có sự giảm sút về sức tiêu thụ. Ở vùng hoa Đà Lạt, việc đầu tư sản xuất cây giống nuôi cấy mô dựa trên lợi thế nông nghiệp công nghệ cao cũng là hướng phân công lại sản xuất cho ngành hoa. Quan trọng hơn, Đà Lạt từng bước khẳng định là trung tâm sản xuất cây giống nuôi cấy mô hàng đầu của cá nước, đẩy mạnh xuất khẩu, khai thác cơ hội trên thị trường cây giống toàn cầu đang còn nhiều dư địa.
Cùng chuyên mục
Xe Lexus lao lên vỉa hè, hất văng người đi bộ và xe máy điện
Hôm qua trên địa bàn thành phố Sơn La đã xảy ra vụ tai nạn. Chiếc xe Lexus đang di chuyển trên đường thì bất ngờ lao lên vỉa hè rồi tông vào một người ...
thứ ba, 8/4/2025
Vụ mẹ giết con để trục lợi bảo hiểm, người dân phẫn nộ
Trước thông tin Công an tỉnh Quảng Nam khởi tố và bắt tạm giam đối tượng Tô Thị Ty Na về hành vi "Giết người", sự việc đã khiến người dân huyện Thăng ...
thứ ba, 8/4/2025
Diễn tập bắn đại bác ở bến Bạch Đằng
Sáng nay 08/4, lần đầu tiên lực lượng Đội Pháo Lễ chuẩn bị cho Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước bước vào buổi tập luyện đầ ...
thứ ba, 8/4/2025
Dự báo thời tiết Sáng (08/4/2025)
thứ ba, 8/4/2025
Công an Hà Nội lội ngược dòng trên sân Đà Nẵng
Tối qua, vòng 17 giải bóng đá vô địch quốc gia V-League tiếp tục diễn ra. Công an Hà Nội đến làm khách trên sân Đà Nẵng đội bóng đứng cuối bảng xếp hạ ...
thứ ba, 8/4/2025
Người Việt tiêu thụ thịt heo top đầu thế giới
Quý vị biết gì chưa? Lượng thịt heo tiêu thụ trong nước luôn ở mức cao, dẫn đến nguồn thịt heo trong nước cung cấp đến người tiêu dùng luôn bị thiếu h ...
thứ ba, 8/4/2025