Long An lan tỏa mô hình phân loại rác tại nguồn

 
Long An lan tỏa mô hình phân loại rác tại nguồn

VTV9.vtv.vn - Long An là địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh chóng. Cùng với việc phát triển kinh tế, địa phương này đang đối mặt với rác thải gia tăng. Mỗi ngày địa phương này phải thu gom xử lý khoảng 800-850 tấn chất thải rắn. Điều này gây áp lực lớn lên môi trường.

Để giảm tác hại ô nhiễm từ rác thải mới đây Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF) tài trợ cho Long An dự án phân loại rác tại nguồn, qua đó nhằm lan tỏa ý thức người dân và hỗ trợ cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác trên địa bàn.

Đây là 2 thùng rác được phân loại thành rác vô cơ và rác hữu cơ.Từ nhiều năm nay, bà Hiểu tại tỉnh Long An đã hình thành thói quen: Rác thải trong quá trình sinh hoạt được phân loại và bỏ vào đúng thùng rác theo quy định. Từ chỗ tạo thói quen cho chính mình, thì nay cả gia đình bà đã cùng chung tay phân loại theo dự án giảm thiểu rác thải đại dương tại Việt Nam.

tc24h-3010-34 Nguye Thi Hieu.jpg
Bà Nguyễn Thị Hiểu - Phường 3, TP. Tân An, tỉnh Long An

Bà Nguyễn Thị Hiểu, Phường 3, TP. Tân An, tỉnh Long An: “Rác nào thì vô thùng nào. Lúc đầu gặp khó khăn là chỉ có mình mình đi tập huấn. Sau đó, các con các cháu nó bỏ tứ lung tung, mình phải đi lục vào rồi bỏ lại đúng vô thùng đó. Nhưng sau đó 1 tuần thì đâu đó nó vô nề nếp”.

Còn đây là những thùng rác tại khu nhà trọ cho hơn 30 người tại TP Tân An, tỉnh Long An. Những người mới tới thuê phòng trọ cũng được hướng dẫn phân loại thế nào là rác vô cơ và rác hữu cơ.

tc24h-3010-34 Ho Thi Tuyet Nhung.jpg
Chị Hồ Thị Tuyết Nhung - TP. Tân An, tỉnh Long An

Chị Hồ Thị Tuyết Nhung, TP. Tân An, tỉnh Long An: “Tuyên truyền vận động để người thuê lamg theo, phân loại cho đúng về phân loại rác hữu cơ và vô cơ. Sau thời gian vận động thì cũng đỡ rồi. Giờ chỉ còn các em bé nhỏ thôi”.

Tạo thói quen cho người dân phân loại rác tại nguồn, tỉnh Long An và WWF đã có nhiều dự án triển khai, trong đó có phối hợp với Cục Biển và Hải đảo (Bộ Tài nguyên và Môi trường) triển khai Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam tại thành phố Tân An và huyện Vĩnh Hưng nhằm hỗ trợ địa phương thực hiện một số sáng kiến và giải pháp xử lý chất thải rắn, đặc biệt chú trọng công tác phân loại rác tại nguồn. Qua 4 năm triển khai dự án đến nay người dân luôn nhiệt tình hưởng ứng và mang lại kết quả tích cực.

Từ khi được WWF tập huấn thì tất cả người dân ở khu khố đều đồng lòng. Đã tập huấn cho tất cả 100% người dân khu phố. Người ta phân loại ra, giống như tập huấn, rác hữu cơ là tất cả những rác hữu cơ, là làm phân được. Còn những rác tái chế thì phân ra từng loại.

Tỉnh Long An xác định: Việc phân loại rác thải tại nguồn không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đảm bảo sự phát triển bền vững cho tương lai. Tại Long An, sau 1 thời gian thí điểm dự án giảm thiểu rác thải đại dương tại Việt Nam, đã giảm 30% - 40% lượng rác thải mang đi đốt/chôn lấp, không chỉ thay đổi thói quen, nhận thức của người dân mà còn tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý, đạt các tiêu chí xây dựng đô thị văn minh.

 

Share:

Cùng chuyên mục

 

TP. HCM rộn ràng đón Giáng sinh sớm

Cứ dịp này hàng năm là các tuyến phố chính ở TP.HCM lại ngập tràn sắc màu. Năm nay, diện mạo lễ hội còn đến sớm hơn, khi đa số các địa điểm nổi tiếng ...