Nâng cao giá trị nông sản từ lợi thế có mã vùng trồng

 
Nâng cao giá trị nông sản từ lợi thế có mã vùng trồng

VTV9.vtv.vn - Xây dựng mã vùng trồng được xem là phần gốc rễ để phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Bởi sản phẩm muốn bán ra thị trường nước ngoài thì mã vùng trồng được coi là chìa khóa vàng, là điều kiện tiên quyết. Mã vùng trồng cũng giúp xây dựng chuỗi cung ứng, và từ đây nông sản sẽ không còn tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa, giúp nông sản có lợi thế cạnh tranh.

Vườn quýt của ông Nguyễn Văn Đầy là một trong những khu vườn đầu tiên tại Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp được cấp mã số vùng trồng. Giờ đây, hồ sơ vùng trồng được nông dân cập nhật hàng ngày nên có lợi thế xây dựng thương hiệu cho nông sản. Bởi doanh nghiệp có thể tra cứu sản lượng từng loại nông sản, thời điểm thu hoạch để có kế hoạch liên kết thu mua.

0710- PNHN- Nâng cao giá trị nông sản từ lợi thế có mã vùng trồng.png
Vườn quý của ông Nguyễn Văn Đầy 

Ông Nguyễn Văn Đầy - Xã Long Hậu, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp: "Đối với nông dân tụi tui đó là điều kiện quá vui mừng. Vì khi đã có mã số, phần mềm có chỉ dẫn địa lý, định vị. Tất cả công ty muốn liên kết, mua bán trái cây của mình không cần tới vườn mình, đưa phần mềm cho công ty người ta nhìn thấy".

Còn 1,7ha bưởi này đều được đơn vị thu mua đặt cọc ngay từ khi bưởi mới chuẩn bị đơm bông, do nông dân đã có mã vùng trồng.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Dung - Phó Giám đốc HTX Bưởi da xanh Hắc Dịch, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu: “Không có mã vùng trồng thì đầu ra bấp bênh, mình vừa làm vừa lo không có đầu ra, sợ được mùa mất giá, từ khi có mã vùng trồng thì đơn vị xuất khẩu tăng cường đặt hàng mình từ khi mà bưởi mới có bông”. 

Bà Phạm Thị Hiền - Phó Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu: “Chúng tôi tiếp tục mở rộng cái phạm vi các mã số trên các cái cây rau, gia vị và cho các người chồng để mà là một trong những cái chìa khóa vàng đưa nông sản của Bà Rịa Vũng Tàu vươn xa ra thị trường quốc tế”.

Mã số vùng trồng được xem là "tấm vé thông hành" của nông sản. Khi có vùng trồng được cấp mã số, sản phẩm của vùng trồng đó sẽ có điều kiện thuận lợi để đến với các thị trường, đặc biệt đối với xuất khẩu theo đường chính ngạch. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phân cấp cho các địa phương quản lý để thuận lợi cho việc phát triển cây trồng chủ lực.

Ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT: “Bà con nông dân muốn phát triển thì phải thực hiên mã số vùng trồng. Mã số vùng trồng không phải là tờ giấy chúng ta chạy mà có, mà mã số vùng trồng đó là việc chúng ta có kỹ thuật canh tác, đáp ứng được chất lượng nông sản theo yêu cầu của nhà nhập khẩu. Đáp ứng được việc truy xuất nguồn gốc và ATTP”.

Nằm trong nhóm 15 quốc gia xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới và đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đã có 11 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 7 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 3 tỷ USD. Việc có mã số vùng trồng đang giúp nông sản Việt đi xa và nâng cao vị thế trên thị trường quốc tế.

 

 

 

Share:

Cùng chuyên mục

Người dân mong chờ căn nhà mới

Tuy nhiên, vẫn còn đó những gia đình phải chật vật mưu sinh, thiếu thốn một mái nhà kiên cố để ổn định cuộc sống. Ghi nhận tại Cần giờ - địa phương có ...

 
 
 
 

Libya: Cuộc thi chim ưng

Người nuôi chim ưng ở Libi mới đây đã có dịp thể hiện khả năng huấn luyện chim săn mồi của mình tại Cuộc thi dành cho chim ưng lần đầu tiên được tổ ch ...