Nâng tầm du lịch canh nông tại Lâm Đồng
VTV9.vtv.vn - VTV.vn - Du lịch canh nông không chỉ thúc đẩy tăng trưởng du lịch, kéo dài thời gian lưu trú của du khách mà còn là kênh quan trọng để quảng bá, tiêu thụ nông sản.
Vào dịp du lịch cuối năm, một trong những điểm đến được nhiều du khách lựa chọn chính là thành phố Đà Lạt, nơi mà trong tuần tới sẽ rực rỡ sắc màu Festival Hoa. Đến với thành phố Đà Lạt, nhiều du khách khó lòng bỏ qua những trải nghiệm thú vị tại những vườn hoa, vườn rau. Một lần nữa, du lịch canh nông tiếp tục khẳng định là lợi thế của tỉnh Lâm Đồng.
Du lịch canh nông xuất hiện từ thập niên 30 của thế kỷ trước ở các nước châu Âu, sau đó phát triển mạnh tại châu Á từ những năm 1980. Tùy theo lợi thế của mỗi quốc gia, loại hình du lịch canh nông mang những tên gọi khác nhau, nhưng tất cả đều tuân thủ theo nguyên tắc: du lịch trải nghiệm, khai thác các giá trị tổng hợp dựa trên thành quả của ngành nông nghiệp. Ở nhiều quốc gia, du lịch canh nông mang về hàng chục tỷ USD mỗi năm.
Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế để phát triển loại hình du lịch canh nông. Hiện tại, du lịch canh nông đã được nhiều địa phương chú ý phát triển. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, du lịch canh nông ở Việt Nam chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế và vẫn còn nhiều hạn chế. Đó là sự phát triển tự phát, tràn lan, chưa thu hút vốn đầu tư, nguồn nhân lực còn thiếu và yếu. Điều cần nhất lúc này trong việc phát triển du lịch canh nông ở Việt Nam là phải chọn lọc, tạo ra những sản phẩm mang tính đặc trưng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, không phải chạy theo trào lưu.
Sự trùng lắp sản phẩm du lịch là điều dễ thấy nhất khi đến các điểm du lịch canh nông tại Đà Lạt. Đó là thực tế khó tránh khỏi khi gần đây, nhiều người cho rằng đã xảy ra hiện tượng "loạn" du lịch canh nông. Trong vài năm trở lại đây, nhiều nhà vườn ở thành phố Đà Lạt đã nhanh chóng kết hợp giữa làm nông với việc mở cửa đón khách. Tuy nhiên, họ làm du lịch canh nông theo kiểu vừa làm vừa học hỏi và tự điều chỉnh. Bên cạnh hiệu ứng thu hút du khách lại là nhiều hạn chế, khiến du khách không hài lòng và gây ảnh hưởng chung đến thương hiệu du lịch canh nông.
Với lợi thế sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, tỉnh Lâm Đồng đang là địa phương đi đầu về du lịch canh nông, việc tăng "nóng" các điểm du lịch canh nông cũng là điều dễ hiểu. Vấn đề được đặt ra lúc này là cần có ngay sự quản lý, định hướng kịp thời để du lịch canh nông dần đi vào tính chuyên nghiệp.
Sự hợp tác công - tư thể hiện qua việc xây dựng cơ chế phát triển du lịch canh nông được xem là đòn bẩy để những người làm du lịch canh nông mạnh dạn đầu tư vào loại hình du lịch này. Còn về cách đầu tư, nhiều chuyên gia cho rằng, lộ trình phát triển cho du lịch canh nông không thể không bắt đầu từ việc tạo ra những sản phẩm du lịch khác biệt. Thực tế cho thấy, khi chú ý đến yếu tố khác biệt, làm du lịch với tâm thế hướng đến sự lâu dài, bền vững, hoàn toàn có thể nâng tầm du lịch canh nông.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
Cùng chuyên mục
Nghề ép cá cảnh của cụ ông 83 tuổi ở Cần Thơ
VTV.vn - Ở Cần Thơ có một ông lão 83 tuổi nhưng có đến 70 năm theo nghề nuôi cá cảnh. Công việc này của ông là một điều thú vị.
thứ sáu, 7/5/2021
Trải nghiệm bên trong tầng B1 ga Ba Son vừa hoàn thiện
VTV.vn - Hình ảnh thực tế bên ngoài của tầng B1 nhà ga Ba Son như thế nào? Quý vị hãy phóng viên VTV tìm hiểu nhé!
thứ năm, 6/5/2021
Kiến trúc Huế giữa lòng Nam bộ
VTV.vn - Ở Bến Tre có một căn nhà cổ “Huỳnh Phủ” đã gần 130 năm tuổi mang đặc của kiến trúc Huế.
thứ ba, 4/5/2021
Thời trang tái chế từ vải bạt mái hiên, ô tô
VTV.vn - Một nhóm bạn trẻ ở TP. HCM đã có cách làm sáng tạo để "giải cứu" những tấm bạt mái hiên, bạt phủ ô tô khi đã hết sử dụng được.
thứ năm, 29/4/2021
Khám phá“ Vương quốc hang động”
VTV.vn - Những hệ thống hang động trong vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng trở thành điểm đến hấp dẫn với những người thích thám hiểm.
thứ tư, 28/4/2021
Quán cơm khác biệt
VTV.vn - Trong cuộc sống, đôi khi cùng là hành động thiện nguyện, nhưng sự khác biệt trong cách làm lại góp phần lan tỏa những thông điệp nhân văn.
thứ ba, 27/4/2021