Nguy cơ từ những biển hiệu làm đẹp mập mờ

 
Nguy cơ từ những biển hiệu làm đẹp mập mờ

VTV9.vtv.vn - Hai địa chỉ website https://thongtin.medinet.org.vn và https://tracuu.khambenh.gov.vn là nơi mà bạn có thể tra cứu để có thể thấy rõ câu chuyện trên. Hãy thử gõ từ bệnh viện thẩm mỹ để cho thấy một số cơ sở thực chất hoạt động của phòng khám.

Thực tế cho thấy: Những bảng hiệu mập mờ hay như người sử dụng dịch vụ không nắm thông tin, sử dụng dịch vụ từ những đơn vị làm chui thì hậu quả tiền mất, tật mang là điều không tránh khỏi. 

Cơ sở làm đẹp này đăng ký hành nghề là spa, massage, cắt tóc, gội đầu
Trên bảng hiệu chỉ vỏn vẹn dòng chữ tiếng anh Min Beauty. Còn trên fanpage lại là Min Beauty Clinic - tức phòng khám Min Beauty. 

Không có giấy phép hành nghề, nhưng nhận nâng mũi cho khách hàng, khiến khách hàng suýt tử vong rồi gỡ bảng hiệu, bỏ trốn.

“Bác sĩ nói có thể là chết, tử vong, gia đình có điện thoại kêu lên giải quyết vấn đề như thế nào, lên được chút xíu gia đình đó cũng lên hỗ trợ 5 triệu, sáng hôm sau là gửi thêm 11 triệu nữa, xong xuôi là bỏ luôn, trốn luôn”, người nhà nạn nhân cho biết.

Trong khi đó, khi tra cứu về thông tin doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố cho thấy hiện có ít nhất 184 doanh nghiệp tư nhân sử dụng tên khi đăng ký giấy chứng nhận kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư có chữ cụm từ "bệnh viện" nhưng không hoạt động theo mô hình bệnh viện, chưa được Sở Y tế cấp phép.

tc24h-0211-20 nguyen vinh khang.jpg
Ông Nguyễn Vĩnh Khanh - Trưởng phòng Quản lý Dịch vụ Y tế, Sở Y tế, TP.HCM

Ông Nguyễn Vĩnh Khanh, Trưởng phòng Quản lý Dịch vụ Y tế, Sở Y tế, TP.HCM: “Khi người ta trưng cái biển hiệu lên, cái từ PKĐK hoặc PKCK người ta viết nhỏ, còn tên công ty đặc biệt là cụm từ bệnh viện người ta phóng to lên khiến người dân dễ hiểu nhầm. Trước đây quy định đặt tên chưa rõ, nhưng hiện giờ Bộ Y tế đã có quy định rõ ràng”.

tc24h-0211-20 ho van han.jpg
Bác sĩ Hồ Văn Hân, Chánh Thanh tra Sở Y tế, TP.HCM

Bác sĩ Hồ Văn Hân, Chánh Thanh tra Sở Y tế, TP.HCM: “Có những bảng hiệu chỉ sử dụng tên tiếng anh hoặc Hospital, rất lập lờ, khi người sử dụng dịch vụ dễ bị ngộ nhận và dễ bị lợi dụng, làm thiệt hại về tài chính, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là có những tai biến biến chứng xảy ra khi hành nghề khám bệnh chữa bệnh không phép”.
 
Sau khi Sở y tế TP.HCM đưa ra khuyến cáo, phóng viên VTV9 đã thực hiện một vòng khảo sát. 

Tại địa chỉ của một số cơ sở - trước để tên bệnh viện - nay đã nhanh chóng được thay bằng bảng hiệu khác, với những dòng chữ tiếng nước ngoài khó hiểu.

Tại trung tâm quận 1 vẫn còn bóng dáng của những cơ sở để bảng hiệu lớn với dòng chữ Hospita. Và chỉ cần nhìn không kỹ, dòng bảng hiệu thiếu 1 chữ L này đã trở thành "bệnh viện".

Khi việc xóa đi dấu vết 1 cách dễ dàng thì việc trở lại của những phòng khám mang danh "bệnh viện" cũng có thể sẽ nhanh chóng.

 
Share:

Cùng chuyên mục

Xuất khẩu gạo cán đích 5 tỷ usd

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 10 tháng qua, Việt Nam xuất khẩu gần 7,8 triệu tấn gạo, thu về hơn 4,8 tỷ đô la Mỹ. Với đà này, mục ...