Nhiều kết quả tích cực với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)
VTV9.vtv.vn - VTV.vn - Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, sau một năm triển khai, chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhất là tại khu vực ĐBSCL.
Các địa phương khu vực ĐBSCL đã phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020 cấp tỉnh, cùng với đó là xác định những sản phẩm thế mạnh, đặc thù. Trong đó, một số địa phương có hơn 30 sản phẩm gồm các tỉnh Sóc Trăng, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Đồng Tháp. Đặc biệt, tỉnh Bến Tre, 1 trong 12 tỉnh điểm của cả nước triển khai Chương trình OCOP, đã xác định đến 265 sản phẩm của 6 nhóm sản phẩm gồm: thực phẩm, đồ uống, du lịch, thảo dược, lưu niệm, nội thất, các sản phẩm nông nghiệp khác...
Dù còn nhiều bỡ ngỡ khi bắt tay vào thực hiện, thậm chí ban đầu nhiều nông dân, doanh nghiệp còn chẳng biết OCOP là gì, đến nay đã có những dấu hiệu tích cực đầu tiên. Nhiều người chia sẻ rằng, Chương trình mỗi xã một sản phẩm đang giúp họ hoàn thiện hơn sản phẩm theo chuỗi giá trị, từ đó góp phần phát triển kinh tế nông thôn, phục vụ có hiệu quả cho chương trình xây dựng nông thôn mới.
Rõ ràng là đã có những đổi thay bước đầu mà Chương trình OCOP mang lại, nhất là tư duy sản xuất của nông dân, doanh nghiệp, cùng với đó là công ăn việc làm, thu nhập cho chính bà con tại làng quê ở mỗi địa phương. Tuy nhiên, để Chương trình mỗi xã một sản phẩm thực sự phát huy hiệu quả, công tác quảng bá, xúc tiến đầu ra rất cần được chú trọng.
Đến nay đã có 51 tỉnh thành trong cả nước triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm với khoảng 5.000 sản phẩm thế mạnh. Theo đó, chương trình được đánh giá là đi đúng hướng, tạo nên những đổi thay về nhận thức, quy trình sản xuất, hiệu quả kinh tế cho những sản phẩm thế mạnh ở mỗi địa phương. Dù vậy, theo các chuyên gia, vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm nhằm giúp sản phẩm vươn xa hơn nữa.
Có thể nói, OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng nâng giá trị, chất lượng những sản phẩm thế mạnh sẵn có. Và với những hướng đi đúng như hiện nay, chúng ta có thể tin rằng chương trình sẽ tạo nên những kỳ tích ở mỗi địa phương, tương tự như tỉnh Oita của Nhật Bản.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
Cùng chuyên mục
Nghề ép cá cảnh của cụ ông 83 tuổi ở Cần Thơ
VTV.vn - Ở Cần Thơ có một ông lão 83 tuổi nhưng có đến 70 năm theo nghề nuôi cá cảnh. Công việc này của ông là một điều thú vị.
thứ sáu, 7/5/2021
Trải nghiệm bên trong tầng B1 ga Ba Son vừa hoàn thiện
VTV.vn - Hình ảnh thực tế bên ngoài của tầng B1 nhà ga Ba Son như thế nào? Quý vị hãy phóng viên VTV tìm hiểu nhé!
thứ năm, 6/5/2021
Kiến trúc Huế giữa lòng Nam bộ
VTV.vn - Ở Bến Tre có một căn nhà cổ “Huỳnh Phủ” đã gần 130 năm tuổi mang đặc của kiến trúc Huế.
thứ ba, 4/5/2021
Thời trang tái chế từ vải bạt mái hiên, ô tô
VTV.vn - Một nhóm bạn trẻ ở TP. HCM đã có cách làm sáng tạo để "giải cứu" những tấm bạt mái hiên, bạt phủ ô tô khi đã hết sử dụng được.
thứ năm, 29/4/2021
Khám phá“ Vương quốc hang động”
VTV.vn - Những hệ thống hang động trong vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng trở thành điểm đến hấp dẫn với những người thích thám hiểm.
thứ tư, 28/4/2021
Quán cơm khác biệt
VTV.vn - Trong cuộc sống, đôi khi cùng là hành động thiện nguyện, nhưng sự khác biệt trong cách làm lại góp phần lan tỏa những thông điệp nhân văn.
thứ ba, 27/4/2021