Nhiều nước phát triển nhiều công cụ chống lừa đảo trực tuyến

VTV9.vtv.vn - Hiệp hội An ninh mạng quốc gia ghi nhận, năm qua, số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 650.000 vụ. Nhiều cuộc gọi lừa đảo, tấn công mã hoá dữ liệu tống tiền đã gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm. Điều này đặt ra tính cấp thiết trong việc đảm bảo an toàn thông tin mạng, xử lý lừa đảo mạng.
Tuy nhiên, ngoài sự nỗ lực của cơ quan chức năng, bản thân mỗi người cần phải tự nâng cao ý thức cảnh giác trước nhiều cạm bẫy tràn lan trên môi trường mạng. Sau đây là kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong việc xử lý lừa đảo trực tuyến.
Nga phát triển công cụ chống lừa đảo trực tuyến
Từ ngày 1/3, Nga đã tích hợp công cụ "tự cấm vay tín dụng" vào tài khoản dịch vụ công "Gosuslugi" nhằm ngăn chặn lừa đảo trực tuyến.
Theo Ngân hàng Trung ương Nga, chỉ trong 4 ngày đầu tiên đã có hơn 3 triệu người Nga đăng ký sử dụng dịch vụ này. Với cơ chế "tự cấm vay tín dụng", người dân Nga có thể giới hạn các thông số, chẳng hạn như số tiền tối đa cho một lần giao dịch bằng tài khoản hoặc nhiều lần chuyển tiền trong một khoảng thời gian nhất định, đồng thời tự khoá các khoản vay để những kẻ lừa đảo không thể vay tiền dưới tên của họ.
Hàn Quốc dùng A.I để phát hiện Deepfake
Hàn Quốc đã đầu tư mạnh mẽ vào việc phát triển công nghệ phát hiện deepfake nhằm đối phó với các hành vi lừa đảo trực tuyến. Chính phủ nước này đã chi hơn 2 triệu USD để nghiên cứu và triển khai các hệ thống AI phát hiện deepfake với độ chính xác lên đến 96%.
Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng tăng cường hợp tác với các công ty công nghệ lớn như Samsung và LG, và đã xử lý hơn 200 vụ vi phạm liên quan đến lừa đảo qua video deepfake trong năm 2023.
Trung Quốc với công nghệ chống lừa đảo trực tuyến
Trung Quốc đã triển khai nhiều công nghệ tiên tiến để chống lại lừa đảo trực tuyến, đặc biệt là sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn để phát hiện và ngăn chặn các hành vi gian lận. Theo báo cáo của Bộ Công an Trung Quốc, trong năm 2023, hơn 1.5 triệu vụ lừa đảo trực tuyến đã được phát hiện và ngăn chặn nhờ vào hệ thống AI nhận diện bất thường trong hành vi của người dùng và giao dịch. Ngoài ra, Trung Quốc còn áp dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt và nhận dạng giọng nói để xác thực người dùng, giúp bảo vệ người tiêu dùng khỏi bị lợi dụng trong các cuộc gọi giả mạo hoặc các hình thức lừa đảo khác.
Cùng chuyên mục
TP. Hồ Chí Minh: Tập huấn PCCC cho người dân
Chỉ trong vòng một tuần, TP. Hồ Chí Minh đã xảy ra ít nhất 4 vụ cháy tại các khu dân cư, tiệm ăn nhanh, dãy trọ và cả xưởng phế liệu. Một số vụ không ...
thứ bảy, 12/7/2025
Kích hoạt giao thông vùng TP. Hồ Chí Minh mới
Sau sáp nhập, TP. Hồ Chí Minh - Bình Dương - Bà Rịa Vũng Tàu được quy hoạch thành "siêu đô thị vùng" với dân cư đông, kinh tế mạnh và không gian phát ...
thứ bảy, 12/7/2025
Gama – Dục tốc bất bại: “Đua xe là phải liều?” – Slogan chất lừ của Mạnh Lân
Trong tập mới nhất của GAMA - Dục Tốc Bất Bại, tay đua Mạnh Lân đã khiến khán giả “đứng ngồi không yên” khi tuyên bố một câu đầy khí chất: “Đua xe là ...
thứ bảy, 12/7/2025
Dự báo thời tiết (12/7/2025)
thứ bảy, 12/7/2025
Khi nhân viên công nghệ trở thành Hoa hậu hoàn vũ Việt Nam 2025
Hành trình từ bàn làm việc công nghệ đến sàn diễn Hoa hậu Hoàn vũ không hề là điều dễ dàng, nhưng đó chính là câu chuyện đầy cảm hứng của Hoa hậu Hoàn ...
thứ bảy, 12/7/2025
Bảo vệ san hô ven bờ gặp trắc trở
Việc rùa biển quay lại Hòn Cau đẻ trứng không chỉ là tín hiệu đáng mừng cho công tác bảo tồn, mà còn cho thấy môi trường biển nơi đây đang dần hồi phụ ...
thứ bảy, 12/7/2025