Những khu đất vàng bị lãng phí

VTV9.vtv.vn - Ngay giữa trung tâm Quận 1 TP.HCM, nơi được mệnh danh tấc đất tấc vàng. Thế nhưng nơi đây đang có những khu đất đắc địa đang bị bỏ hoang. Nên dù là đất vàng nhưng lại không đẻ ra vàng.
Khu đất số 8 -12 Lê Duẩn có diện tích 5.290m2 nằm giữa trung tâm Thành phố, có vị trí rất đẹp, 3 mặt tiền quay ra đường Lê Duẩn, Hai Bà Trưng, Nguyễn Văn Chiêm. Theo đồ án quy hoạch phân khu, khu đất có chức năng quy hoạch sử dụng đất là Đất Văn phòng. Thế nhưng từ nhiều năm nay khu đất này đang bị rào tôn, nằm yên, bất động.

TS Phạm Viết Thuận, Viện trưởng Viện Kinh tế Tài nguyên và Môi trường: “Cái vị trí này đang dính án, tức là trước đây chúng ta dính một vụ án là bán đất không qua đấu thầu, nên trong quá trình xử lý chúng ta chưa xử lý thu hồi được miếng đất này, bởi vì khi chúng ta bán chúng ta đã sang tên đổi chủ hết rồi, nhưng trong quá trình thực hiện vi phạm lỗi, hiện tại chúng ta chưa xử lý dứt điểm miếng đất này. Cái đó là một trong những cái khó đối với thành phố hiện nay”.
Chúng ta hãy thử làm phép tính theo bảng giá đất mới nhất do TP.HCM mới ban hành. Thì theo giá đất phi nông nghiệp, tại khu vực trung tâm thành phố có mức cao nhất lên đến 687 triệu đồng/m2, nhân cho 5.290m2 thì khu đất "vàng" sở hữu vị trí đắc địa với 3 mặt tiền này là ba ngàn, sáu trăm ba mươi tư tỉ đồng. Còn nếu tính theo giá thị trường thì không chỉ dừng ở con số hơn 3.600 tỉ đồng mà còn cao gấp nhiều lần. Đó là chưa kể tình trạng khai thác không hiệu quả đối với khu đất trong 20 năm qua khi cho các doanh nghiệp thuê làm trụ sở, làm thất thoát, lãng phí ngân sách nhà nước.
Không chỉ có khu đất số 8 -12 Lê Duẩn đang bị bỏ hoang, lãng phí, mà trên địa bàn Quận 1, Trung tâm của TP.HCM đang có 14 khu đất cũng trong tình trạng rào tôn, nằm yên, bất động. Đa phần các khu đất này liên quan đến sai phạm hoặc chậm triển khai. Tuy nhiên tất cả đều có mẫu số chung là đất công.

Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, Chuyên gia kinh tế, Đại học Fulbright Việt Nam: “Trong quá trình phát triển, điều quan trọng là chúng ta làm sao vốn hóa được các tài sản, tức là biến những tài sản đó thành vốn, thành nguồn lực cho sự phát triển, nhưng khi những tài sản không được đưa vào khai thác sử dụng, để hoang, để lãng phí như thế thì tài sản đó không được vốn hóa, không trở thành nguồn lực phát triển cho chúng ta. Nếu tài sản đó được đưa vào sử dụng thì chắc chắn là nhà nước có một cái nguồn thu ngân sách rất là đáng kể”.
Theo các chuyên gia, đất đai là nguồn lực phát triển kinh tế. Song thời gian qua, các khu đất bỏ hoang, không được khai thác hiệu quả, gây lãng phí rất lớn về tài nguyên đất, cản trở cơ hội phát triển của Thành phố trong khi Thành phố đang có nhu cầu phát triển các dự án về đô thị, các công trình công ích, trung tâm thương mại, nhà ở và cơ sở hạ tầng rất cao.
Cùng chuyên mục
Mô hình vừa sạc vừa nghỉ ngơi hút nhiều tài xế xe công nghệ
Trong khi chờ các nhà quản lý lên lộ trình về việc chuyển đổi xe xăng sang xe điện, nhiều nơi tại TP. Hồ Chí Minh đã có cách làm sáng tạo để giúp xe đ ...
chủ nhật, 27/7/2025
Sau sáp nhập, phí cảng biển vẫn chưa thống nhất
Từ năm 2022, TP. Hồ Chí Minh đã áp dụng phí cảng biển cho hàng hoá qua cảng tại địa phương này. Container 20 feet là 2,2 triệu đồng và 40 feet là 4,4 ...
chủ nhật, 27/7/2025
Những mô hình Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi
Là người lính từng trải qua bao khó khăn gian khổ, nên khi trở về đời thường cuộc sống gặp phải những gian truân vẫn không làm khuất phục ý chí của nh ...
chủ nhật, 27/7/2025
Dự báo thời tiết (27/7/2025)
chủ nhật, 27/7/2025
Chuyện chưa kể của một anh hùng
Những câu chuyện đặc biệt đằng sau chiến công hiển hách của những người lính cụ Hồ năm xưa vẫn luôn được nhắc nhớ đến ngày hôm nay, như một kí ức khôn ...
chủ nhật, 27/7/2025
Để hút khách đến các phố kinh doanh
Có câu "Buôn có bạn, bán có phường". Những con phố buôn bán 1 loại mặt hàng chuyên biệt như ở TP. Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh không còn quá xa lạ. Tuy ...
chủ nhật, 27/7/2025